Chất lượng không phải tự sinh ra mà có, nó là kết quả của sự tác động của nhiều yếu tố có mang tính chất liên quan chặt chẽ với nhau. Vì thế, chúng ta thường nắm được những công việc được giao nhưng thực chất nhiều người không hiểu rõ bản chất là gì? Vậy cùng PMS tìm hiểu quản lý chất lượng là gì, phương pháp quản lý và một nhân viên cần nắm những yêu cầu gì ngay tại bài viết dưới đây!
1. Khái niệm về quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng (Quality management) là sự kết hợp các hoạt động với nhau để định hướng và kiểm soát chất lượng của một tổ chức. Các hoạt động này bao gồm lập chính sách, hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng.
Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong mọi lĩnh vực công nghiệp. Không chỉ trong lĩnh vực sản xuất, mà còn lan rộng vào mọi lĩnh vực khác, từ các công ty lớn đến những doanh nghiệp nhỏ, cho dù có tham gia thị trường quốc tế hay không. Quản lý chất lượng đảm bảo cho các công ty thực hiện đúng những việc phải làm và những nhiệm vụ quan trọng.
Với mỗi khách hàng, nhu cầu đa dạng trên nhiều mặt khác nhau. Do đó, việc này đóng góp vào việc tạo ra sản phẩm đáp ứng những yêu cầu này, bao gồm tính an toàn, thao tác dễ dàng, tin cậy cao, tính kinh tế và tính ứng dụng linh hoạt.
> Đọc thêm: Các chi phí liên quan đến chất lượng
2. Tại sao doanh nghiệp cần phải quản lý chất lượng?
Việc quản lý chất lượng tốt sẽ mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp như sau:
- Giảm chi phí: Quản lý chất lượng hiệu quả giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất và kinh doanh. Khi các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất và cung cấp theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, doanh nghiệp tránh được các phát sinh chi phí từ lỗi sản xuất, lỗi dịch vụ và tránh phải xử lý khiếu nại từ khách hàng.
- Cải thiện hiệu quả hoạt động: Giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả các hoạt động quá việc loại bỏ lãng phí, cải tiến quy trình và tăng năng suất lao động. Nhờ việc tối ưu hóa hoạt động, doanh nghiệp tăng cơ hội tăng doanh thu, lợi nhuận và mang lại giá trị cho các cổ đông.
- Tăng năng lực cạnh tranh: Trong thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, chất lượng đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả. Doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng tốt sẽ nắm lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ.
- Tăng sự uy tín của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng tốt sẽ xây dựng niềm tin và đánh giá cao từ khách hàng, đối tác. Điều này góp phần tăng sự uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
- Tăng sự hài lòng của khách hàng: Chất lượng là yếu tố quan trọng để làm hài lòng và duy trì lòng trung thành của khách hàng. Khách hàng luôn mong muốn sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của họ. Doanh nghiệp cung cấp chất lượng cao sẽ thu hút và giữ chân khách hàng tốt hơn.
Xem ngay: Dịch vụ tư vấn quản trị sản xuất hiệu quả cho Doanh nghiệp
3. Các phương pháp quản lý chất lượng phổ biến
3.1 Kiểm tra chất lượng
Kiểm tra chất lượng thường xuyên bao gồm kiểm tra chi tiết sản phẩm và hoạt động của các phần trong hệ thống quản lý. Dựa vào các dữ liệu thu được giúp loại bỏ và sàng lọc sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và khắc phục sự cố kỹ thuật. Phương pháp này cần tuân theo các điều kiện:
- Bảo đảm không có sai sót xảy ra.
- Chi phí kiểm tra phải thấp hơn chi phí xử lý sản phẩm lỗi.
- Luôn được đặt lợi ích ưu tiên của khách hàng lên trên và không gây ảnh hưởng lợi ích của khách hàng.
- Quá trình kiểm tra phải nghiêm ngặt nhưng không gây gián đoạn hoặc sự cố trực tiếp tới chất lượng sản phẩm.
3.2 Kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng bao gồm việc giám sát các yếu tố như môi trường, yếu tố đầu vào và đầu ra, phương pháp quản lý, vai trò mọi người trong hệ thống quản lý chất lượng. Mục tiêu là theo dõi những yếu tố này để ngăn ngừa việc sản xuất sản phẩm không chất lượng.
Để thực hiện phương pháp này hiệu quả, cần có một cơ cấu tổ chức phù hợp và sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, để tránh tình trạng cản trở và sai sót trong quá trình sản xuất.
3.3 Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng đòi hỏi mọi hoạt động trong quá trình kiểm định chất lượng hoạt động theo kế hoạch đã định và hoạt động có hệ thống. Mục tiêu là đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần có.
Hệ thống này xác định quá trình sản xuất và dịch vụ phải được thực hiện như thế nào. Đồng thời nhà quản lý có thể kiểm soát toàn bộ quá trình quản lý bằng những phương pháp thống kê khoa học.
Sử dụng phương pháp này, tiêu chuẩn chất lượng sẽ được áp dụng cho mọi người, không chỉ riêng người quản lý. Từ đó tạo ra tính đồng bộ trong khâu quản lý sản xuất.
3.4 Kiểm soát chất lượng toàn diện
Kiểm soát chất lượng toàn diện là sự phối hợp giữa các hoạt động như marketing, thiết kế, sản xuất, đánh giá chất lượng và dịch vụ sau bán hàng nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Đây là sự kết hợp của sự phát triển và cải tiến chất lượng từ nhiều nhóm khác nhau trong tổ chức, hình thành một hệ thống nhằm tìm kiếm nguyên nhân và giải pháp khắc phục, cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3.5 Quản lý chất lượng toàn diện
Mục tiêu của phương pháp này là nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Phương pháp này là sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau, tạo ra một hệ thống toàn diện cho việc quản lý chất lượng, cải tiến các khía cạnh liên quan đến chất lượng và thúc đẩy sự tham gia của mọi bộ phận, mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chung đã đề ra.
4. Mô tả công việc nhân viên quản lý chất lượng
Dưới đây là chi tiết công việc của một nhân viên quản lý chất lượng, cụ thể các hạng mục như sau:
- Thực hiện việc nắm rõ yêu cầu chất lượng sản phẩm: để hiểu kỳ vọng và tiêu chuẩn cần đáp ứng.
- Kiểm tra nguyên liệu đầu vào: giúp kiểm soát chất lượng đầu vào, hạn chế rủi ro, giảm tổn thất và tránh mất thời gian.
- Kiểm tra sản phẩm mẫu đầu ra: giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn và đánh giá chất lượng chung cho sản phẩm.
- Kiểm tra thông tin sản phẩm: giúp cho nhân viên nắm được tình hình, chất lượng của từng dòng sản phẩm được sản xuất ra. Dựa trên cơ sở thông tin đó để đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng.
- Kiểm tra quy trình sản xuất: đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn trong suốt quá trình hoạt động.
- Kiểm tra máy móc, thiết bị: giảm rủi ro hỏng hóc trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo mọi thứ hoạt động tốt nhất.
- Báo cáo tiến trình công việc: giúp cấp trên nắm bắt được tiến độ công việc đang thực hiện.
5. Yêu cầu đối với nhân viên quản lý chất lượng
Các doanh nghiệp đặt ra các yêu cầu riêng về học vấn, kỹ năng và bằng cấp cho từng ứng viên. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn ứng viên thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan, ưu tiên ứng viên có chứng chỉ QC/QA.
- Kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương.
- Am hiểu về tiêu chuẩn quản lý chất lượng và quy trình giám sát.
- Sử dụng thành thạo công cụ phân tích dữ liệu và thống kê.
- Có kinh nghiệm kiểm tra, thử nghiệm và thực hiện các biện pháp khắc phục.
- Sử dụng thành thạo phần mềm MS Office và các cơ sở dữ liệu QC/QA.
- Kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng phân tích, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề.
- Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực cao.
- Tính cẩn thận và trách nhiệm trong công việc.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp có thể đề xuất yêu cầu bổ sung các giấy chứng nhận kiểm soát chất lượng (ví dụ: ISO 9000 hay ISO 9001) và chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Nhật, Trung, Anh).
Tham khảo thêm: Nhân viên ISO là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương nhân viên ISO
Trên đây toàn bộ thông tin về khái niệm quản lý chất lượng gì, lợi ích cũng như một nhân viên cần làm gì? Mong rằng những chia sẻ hữu ích này đã mang lại những kiến thức về ngành quản trị sản xuất. Nếu bạn đang cần hỗ trợ các vấn đề về của doanh nghiệp liên quan về việc sản xuất, hãy liên hệ với với chúng tôi 0965 845 468 để được hỗ trợ miễn phí.
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan: