Trong bối cảnh kinh tế đổi mới, các doanh nghiệp sản xuất đang áp dụng tiêu chuẩn ISO vào quy trình để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo chuẩn Quốc tế. Điều này yêu cầu có đội ngũ nhân viên quản lý vận hành đảm bảo quy trình diễn ra hiệu quả. Hãy cùng Học Viện Tư Vấn PMS khám phá vai trò của nhân viên ISO là gì trong việc quản lý chất lượng chi tiết hơn ngay tại bài viết này.
1. Nhân viên ISO là ai?
Nhân viên ISO là những người có kiến thức chuyên sâu về tiêu chuẩn ISO, có thể xây dựng bộ quy chuẩn cho các sản phẩm tương ứng với các ngành hàng tại doanh nghiệp sản xuất mà họ đang làm việc.
Thường thì nhân viên ISO làm việc trong môi trường văn phòng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp họ phải làm việc tại các vị trí khác như nhà xưởng, nơi tiếp xúc với tiếng ồn, hóa chất, máy móc,…
Sau khi tìm hiểu nhân viên ISO là gì thì chúng ta cũng cần nên tìm hiểu qua về tiêu chuẩn ISO và tại sao các doanh nghiệp tại Việt Nam lại tham gia vào tổ chức này:
ISO (viết tắt là International Organization for Standardization) được hiểu là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. ISO là một tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, chuyên nghiên cứu và phát triển các tiêu chuẩn quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các tiêu chuẩn ISO được thiết lập để đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ và quy trình hoạt động đáp ứng các yêu cầu chất lượng, hiệu suất và an toàn được xác định theo chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp giảm đi mối lo ngại về sản phẩm bị lỗi, kém chất lượng.
Hiện nay, tại VIệt nam, các cơ sở và doanh nghiệp cũng đang áp dụng triển khai rộng rãi hệ thống quản lý chất lượng vào quy trình sản xuất dựa trên việc thống nhất của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Dưới đây là một số lý do mà Việt Nam tham gia tổ chức như sau:
- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng
- Nâng cao sự uy tín của Doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tăng sự cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Cải thiện hiệu quả sản phẩm, giảm chi phí.
- v.v.
Tìm hiểu ngay:
- Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 có vai trò quan trọng gì trong sản xuất
- Chứng chỉ ISO 9001:2015 là gì? Tại sao nó lại quan trọng với doanh nghiệp?
2. Công việc của nhân viên ISO là làm gì?
Tùy vào ngành hàng và các tiêu chuẩn ISO riêng biệt của từng doanh nghiệp mà tiêu chuẩn ISO sẽ áp dụng và nhân viên sẽ đảm nhận, triển khai các công việc. Dưới đây là một số công việc mà nhân viên ISO cụ thể cho bạn tham khảo:
- Đề xuất và xây dựng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm dựa theo tiêu chuẩn ISO (gồm giai đoạn nguyên vật liệu sản xuất và nghiệm thu).
- Lập kế hoạch và triển khai quy trình quản lý chất lượng đến các bộ phận liên quan.
- Cập nhật các tiêu chuẩn mới của ISO thường xuyên.
- Thiết lập tài liệu ISO để xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm trong quá trình sản xuất.
- Ở nhà xưởng, cần giám sát và theo dõi quá trình sản xuất, báo cáo kiểm định chất lượng.
- Phối hợp với các bộ phận quản lý chất lượng trong doanh nghiệp (QA/QC) để đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Hỗ trợ các phòng ban để chỉnh sửa tài liệu khi cần thiết.
- Thực hiện báo cáo và đánh giá quá trình thực hiện theo tuần/tháng/năm từ yêu cầu quản lý.
- Duy trì cải tiến hệ thống quản lý, quy trình và quy chế chất lượng với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
3. Những kiến thức và kỹ năng nhân viên ISO cần có
Để trở thành một nhân viên ISO xuất sắc thì bạn cần phải được đào tạo về các kiến thức chuyên môn về ISO và các kỹ năng và kinh nghiệm thực hành thực tế, cùng tìm hiểu các thông tin này dưới đây:
3.1 Kiến thức
Với công việc đặc biệt này, nhân viên ISO cần phải sở hữu kiến thức, trình độ chuyên môn về tiêu chuẩn ISO. Từ đó hiểu rõ các quy trình sản xuất và kiểm định chất lượng và khả năng đánh giá, xử lý công việc một cách chuyên nghiệp.
Ngoài ra, việc bổ sung các bằng cấp liên quan về chuyên ngành: quản trị chất lượng, các lớp đào tạo ISO chuyên nghiệp, chứng chỉ cho chuyên viên ISO,…
3.2 Kỹ năng
Những kiến thức chuyên môn thôi là chưa đủ, để mang lại sự hiệu quả thì nhân viên ISO cũng cần một số kỹ năng cần trau dồi dưới đây:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng thuyết phục
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng làm việc độc lập và teamwork
- Sử dụng thành thạo các phần mềm, tin học văn phòng
- Sử dụng ngoại ngữ
Ngoài các kỹ năng trên, thì nhân viên ISO cũng cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo và khả năng quan sát, đánh giá và theo dõi chất lượng sản phẩm chính xác.
4. Vai trò của nhân viên ISO trong doanh nghiệp
Hiện nay, các doanh nghiệp tại VIệt Nam thì các vấn đề về chất lượng sản phẩm đang được quan tâm đặc biệt. Vì thế, nhân viên ISO có vai trò quan trọng để giải quyết các vấn đề đó, cụ thể như sau:
- Thiết lập, xây dựng quy trình và soạn thảo các văn bản về chất lượng.
- Đóng góp ý kiến và xây dựng bộ quy trình cho ban ISO trong doanh nghiệp.
- Theo dõi hoạt động làm việc của các công nhân để từ đó đưa ra các kiến nghị lên cấp lãnh đạo về việc cải tiến trang thiết bị và máy móc. Điều này đảm bảo rằng quá trình sản xuất sản phẩm luôn đạt chuẩn chất lượng.
- Dựa vào các kế hoạch thiết lập đề ra theo sự phân công từ ban quản lý để thực hiện công việc đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
- Báo cáo tình hình việc áp dụng đảm bảo chất lượng diễn ra như thế nào.
5. Cơ hội việc làm và mức lương của nhân viên ISO?
Được định giá là một vị trí quan trọng không thể thiếu trong doanh nghiệp, cùng mức lương hấp dẫn. Nhờ vào những ưu điểm đó, công việc này trở thành “điểm đến hứa hẹn” để bạn khám phá và phát triển bản thân. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt công việc này, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn và trình độ chuyên môn tốt. Vì vậy, hãy chuẩn bị thật tốt mọi thứ trước khi quyết định ứng tuyển!
Theo khảo sát ở thời điểm hiện tại, thì mức lương của nhân viên ISO với kinh nghiệm từ 1 – 4 năm dao động khoảng 8.5 – 12 triệu/tháng kèm theo các chế độ hỗ trợ tùy doanh nghiệp. Với những vị trí cao hơn như trưởng ban ISO sẽ có mức lương khoảng từ 15 – 20 triệu/tháng.
Nếu bạn làm ở các công ty quốc tế, sử dụng thành thạo các ngoại ngữ (Anh, Hàn, Nhật,…) với kinh nghiệm từ 2 năm hoặc có chứng chỉ chuyên viên ISO thì mức lương có thể nhận được là từ 20 – 30 triệu/tháng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nhân viên ISO là gì để giúp bạn hiểu vai trò, công việc, cơ hội việc làm và mức lương của vị trí này. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn tìm được công việc phù hợp cho mình.
Bài viết cùng chủ đề:
Bài viết liên quan: