Thuật ngữ ISO 9001 không còn quá xa lạ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đã và đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế giúp doanh nghiệp tổ chức và vận hành hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, điều này hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vậy ISO 9001 là gì và tại sao nó lại có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp?
1. ISO 9001 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 9001 (cách gọi tắt ISO 9001:2015) là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phát triển và ban hành vào 24/09/2015.
Tiêu chuẩn này đưa ra một tập hợp các yêu cầu mà một tổ chức cần đáp ứng để có thể chứng minh rằng họ có khả năng cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu pháp lý và quy định hiện hành. Các yêu cầu đó bao gồm 7 phần sau:
- Bối cảnh của tổ chức
- Sự lãnh đạo
- Hoạch định
- Hỗ trợ
- Thực hiện
- Đánh giá kết quả thực hiện
- Cải tiến
Đọc thêm: 7 công cụ quản lý chất lượng là gì?
2. Lịch sử hình thành tiêu chuẩn ISO 9001
ISO 9001 được phát hành lần đầu tiên vào năm 1987, được biết đến là tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng. Nó quy định các yêu cầu các hệ thống quản lý chất lượng (QMS), dựa trên tiêu chuẩn BS 5750 của Anh.
ISO 9001 là một tiêu chuẩn chung cho các tổ chức hoạt động trên toàn cầu. Đồng thời, nó còn được áp dụng để đánh giá và chứng nhận ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp. Điều này mang lại lợi thế to lớn trong quá trình giao dịch với các nhà cung cấp toàn cầu. Vì tiêu chuẩn này được thống nhất ở tất cả các quốc gia, chứng nhận ISO 9001 cho thấy việc hệ thống quản lý chất lượng của công ty tuân thủ đúng tiêu chuẩn ISO 9001.
ISO ra mắt phiên bản tiêu chuẩn 9001 ban đầu vào năm 1987. Sau đó, vào năm 1994 họ phát hành phiên bản cập nhật cho ISO 9001. Tiếp theo, ISO đã tiến hành các bản cập nhật vào năm 2000 và 2008 và lên phiên bản hiện tại vào năm 2015. Phiên bản này mang đến khái niệm mới về tiêu chuẩn và hệ thống quản lý chất lượng, thay thế hành động bằng tư duy dựa trên rủi ro.
3. Các phiên bản tiêu chuẩn ISO 9001
Từ khi phát triển và ra đời cho đến nay, tiêu chuẩn ISO 9001 đã trải qua 5 phiên bản, bao gồm:
- ISO 9001:1987 – Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
- ISO 9001:1994 – Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
- ISO 9001:2000 – Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
- ISO 9001:2008 – Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu). Đây là phiên bản hiện hành của ISO 9001.
- ISO 9001:2015 – Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu). Đây là phiên bản mới nhất sẽ thay thế phiên bản hiện hành ISO 9001:2008 sẽ hết hạn vào tháng 9/2018.
Một điểm cải tiến quan trọng trong phiên bản ISO 9001:2015 so với các phiên bản trước đó là tiếp cận tư duy dựa trên rủi ro. Cách tiếp cận này giúp tổ chức xác định những yếu tố có thể gây ra sự chệch hướng trong các quá trình và hệ thống quản lý so với những kết quả đã định trước. Nhờ đó, tổ chức có thể xây dựng các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa khi chúng xuất hiện.
ISO 9001:2015 cũng áp dụng chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Act) để điều chỉnh chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Điều này bao gồm việc lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và hành động điều chỉnh để đảm bảo sự chất lượng được duy trì và cải thiện liên tục.
Đồng thời, ISO 9001:2015 cũng áp dụng những nguyên tắc quản lý chất lượng, cụ thể:
- Hướng vào khách hàng
- Sự lãnh đạo
- Sự tham gia của mọi người
- Tiếp cận theo quá trình
- Cải tiến
- Quyết định dựa trên bằng chứng
- Quản lý mối quan hệ
Xem ngay: Ví dụ về quản lý chất lượng trong sản xuất
4. Tầm quan trọng tiêu chuẩn ISO 9001 với Doanh nghiệp
ISO 9001 là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Chứng chỉ ISO 9001 cho thấy doanh nghiệp có một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp áp dụng ISO 9001 chứng tỏ khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao sự hài lòng của họ.
Thực hiện ISO 9001:2015 liên quan đến các thực hành tốt để giúp doanh nghiệp tự học cách liên tục đánh giá hiệu quả hoạt động dựa trên mục tiêu, chi phí so với lợi ích và tận dụng kiến thức nội bộ, chia sẻ thông tin. Dưới đây là một số điểm quan trọng của ISO 9001 phải kể đến như:
4.1 Hướng vào khách hàng
Hơn 80% các quy trình trong một doanh nghiệp đều tập trung vào khách hàng và tiêu chuẩn này đặc biệt liên quan đến quy trình bán hàng. Các hoạt động quan trọng như đáp ứng yêu cầu của khách hàng, nâng cao sự hài lòng của họ và tận dụng sự tham gia của khách hàng để cải thiện hệ thống đều đưa vào các nhóm bán hàng.
Một điểm vô cùng quan trọng trong việc đạt chứng nhận ISO 9001 là nó cho phép doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của khách hàng để tiến hành kinh doanh.
4.2 Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro được thúc đẩy mạnh mẽ bởi ISO 9001:2015. Đây là một trong những phương pháp hữu ích nhất dành cho doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này thúc đẩy sự gặp gỡ của nhân viên để xác định rủi ro từng dự án, đánh giá cụ thể cho từng rủi ro và tranh luận các hành động giảm thiểu phù hợp để giảm tác động hoặc ngăn chặn các rủi ro.
Kết quả là, khi rủi ro trở thành sự thực tế (mặc dù đã có biện pháp phòng ngừa), phản ứng sẽ ít cảm tính hơn và các hành động phản kháng sẽ được thực hiện một cách chuyên nghiệp.
4.3 Tiếp cận theo quá trình
Phương pháp tiếp cận theo quy trình là trọng tâm của ISO 9001:2015. Cách tiếp cận này đem lại những lợi ích đơn giản cho doanh nghiệp. Bằng cách tạo bản đồ các quy trình, xác định sơ đồ hoạt động, số liệu thu phí và kết quá chính thức hóa các quy trình để thực hiện hiệu quả, các bài học được rút ra và tối ưu chi phí.
Tư duy lặp đi lặp lại là cơ sở trong tiêu chuẩn ISO 9001. Vòng lặp Plan-Do-Check-Act (PDCA) là mô hình thích hợp khi cần điều chỉnh và linh hoạt để đạt được kết quả nhất quán. Thực tế cho thấy, mô hình này là cơ hội để không bỏ lỡ bất cứ điều gì đã và đang được thực hiện. Đây là yếu tố then chốt cho sự thành công của một doanh nghiệp.
5. Những lợi ích khi áp dụng ISO 9001 mang lại?
5.1 Đối với doanh nghiệp
- Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp.
- Kiểm soát chặt chẽ được quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Kiểm soát được thời gian sản xuất để giúp tăng sản lượng.
- Hệ thống quản lý chặt chẽ, quá trình vận hành hiệu quả và nhanh chóng.
- Giảm chi phí, biết cách sử dụng nguồn lực hợp lý.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất và giảm phế phẩm.
- Giúp lãnh đạo quản lý các hoạt động của doanh nghiệp một cách khoa học, hiệu quả.
- Tăng cường sự uy tín của lãnh đạo.
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên.
- Xử lý được các mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ. Mọi việc đều được kiểm soát rõ ràng, có trách nhiệm.
- Cải tiến quy trình sản xuất giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Cải tiến sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu và mong muốn của khách hàng.
- Thúc đẩy tinh thần làm việc, thái độ của nhân viên, chủ động trong công việc và có nề nếp làm việc.
5.2 Đối với cá nhân
- Đáp ứng được nhu cầu càng tăng cao của khách hàng.
- Chất lượng sản phẩm ổn định, giảm sản phẩm hư hỏng để từ đó tạo lòng tin từ khách hàng.
- Chứng minh sự uy tín về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp.
- Nâng cao sự uy tín trên thị trường, tạo cơ sở cho việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực.
- Phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM).
- Tăng cường khả năng cạnh tranh.
- Thỏa mãn được đòi hỏi từ Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp doanh nghiệp của bạn hiểu được phần nào về tiêu chuẩn ISO 9001 là gì, vai trò, nội dung của tiêu chuẩn này. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!
Các bài viết liên quan:
- Công việc của nhân viên QA
- Công việc của nhân viên ISO
- Công việc QC là gì? Vai trò của QC trong doanh nghiệp
Bài viết liên quan: