Chất lượng luôn là điều mà mọi doanh nghiệp muốn có và thường rất để đạt được. Vì khi người tiêu dùng gặp phải sản phẩm hoặc dịch vụ không đáp ứng mong đợi, họ có thể bỏ đi. Vậy làm thế nào một doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tạo sự hài lòng cho khách hàng? Câu trả lời xuất phát từ ISO 9000, cùng tìm hiểu tất cả các thông tin về bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là gì bên dưới bài viết này nhé.
1. Tiêu chuẩn ISO 9000 là gì?
Theo wikipedia, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là một bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng được phát triển nhằm giúp các tổ chức, thuộc mọi loại hình và quy mô trong việc xây dựng, áp dụng và vận hành các hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực.
Tiêu chuẩn ISO 9000 không để thực hiện việc đánh giá chứng nhận phù hợp với hệ thống QMS, cũng như không xác định các yêu cầu mà tổ chức pahi3 đáp ứng để đạt được chứng nhận.
Mục đích ISO 9000: Hỗ trợ người sử dụng hiểu rõ các khái niệm và nguyên tắc trong quản lý chất lượng, từ đó họ có thể áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 một cách hiệu quả và tạo ra giá trị từ việc kết hợp với các tiêu chuẩn khác liên quan đến quản lý chất lượng.
Trước khi bắt đầu triển khai QMS của mình, hãy mua một bản sao ISO 9000 và ISO 9001. Đọc cả hai và làm quen với ngôn ngữ khái niệm của nó. Mặc dù hai tiêu chuẩn này được viết khá dài nhưng để đọc và hiểu được ISO 9001:2015 thì cách tốt nhất là nên kết hợp đọc với cuốn tiêu chuẩn ISO 9000.
2. Lịch sử hình thành tiêu chuẩn ISO 9000
Tiêu chuẩn ISO 9000 được phát triển bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), được công bố lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1987. Các tiêu chuẩn trải qua nhiều lần sửa đổi lớn vào năm 2000 và 2005, lần gần đây nhất là vào tháng 9 năm 2015.
3. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 có những tiêu chuẩn nào?
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm 4 tiêu chuẩn chính:
- ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Yêu cầu
- ISO 9004:2018 – Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến hiệu suất
- ISO 9000:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng
- ISO 19011:2018 – Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường
4. Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000
ISO 9000 mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức, bao gồm:
- Giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó đáp ứng một cách hiệu quả hơn.
- Cải thiện các quá trình và hoạt động của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu suất và hiệu quả.
- Nâng cao sự tin tưởng của các bên liên quan, bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, nhân viên, v.v.
- Giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và thị trường, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh.
5. Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9000
- ISO 9000:1987 – Các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng – Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng
- ISO 9000:2000 – Hệ thống quản lý chất lượng cơ sở và từ vựng
- ISO 9000:2005 – Hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và từ vựng
- ISO 9000:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng
6. Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9000:2015
1. Phạm vi áp dụng
2. Các khái niệm cơ bản và nguyên tắc quản lý chất lượng
2.3 các nguyên tắc quản lý chất lượng
2.4 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sử dụng các khái niệm và nguyên tắc cơ bản
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1 Thuật ngữ liên quan đến con người
3.2 Thuật ngữ liên quan đến tổ chức
3.3 Thuật ngữ liên quan đến hoạt động
3.4 Thuật ngữ liên quan đến quá trình
3.5 Thuật ngữ liên quan đến hệ thống
3.6 Thuật ngữ liên quan đến yêu cầu
3.7 Thuật ngữ liên quan đến kết quả
3.8 Thuật ngữ liên quan đến dữ liệu, thông tin và tài liệu
3.9 Thuật ngữ liên quan đến khách hàng
3.10 Thuật ngữ liên quan đến đặc tính
3.11 Thuật ngữ liên quan đến hành động
3.12 Thuật ngữ liên quan đến đánh giá
Phụ lục A (tham khảo) mối quan hệ giữa các khái niệm và biểu diễn các mối quan hệ dưới dạng sơ đồ
7. Các nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 9000
Các nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 9000 không thể thiếu với hầu hết các doanh nghiệp, cụ thể ISO 9000 được tập trung vào 7 nguyên tắc sau đây:
- Đáp ứng mong muốn và sự hài lòng của khách hàng.
- Khả năng lãnh đạo.
- Thu hút tất cả mọi người tham gia trong tổ chức.
- Áp dụng phương pháp tiếp cận các quá trình cần thiết để đạt mục tiêu.
- Tiếp cận dựa trên hệ thống để quản lý các quá trình có liên quan với nhau nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất.
- Cải tiến liên tục để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và các yêu cầu của ISO 9001.
- Dựa vào dữ liệu để đưa ra quyết định.
Những nguyên tắc này không phải là các yếu tố mà một tổ chức có thể được đánh giá hoặc chứng nhận trực tiếp, nhưng ảnh hưởng của chúng sẽ ảnh hưởng đến cách thực hiện các yêu cầu.
Bài viết cùng chủ đề:
8. Sự liên quan giữa ISO 9000 và ISO 9001
ISO 9000 được coi là một bộ (họ) tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Trong khi đó, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 là một tiêu chuẩn cụ thể trong họ ISO 9000. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 cũng chứa một tiêu chuẩn riêng gọi là ISO 9000. Tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc cơ bản và thuật ngữ liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng (QMS).
ISO 9000 giải thích các nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng, trong khi ISO 9001 xác định các yêu cầu mà một tổ chức cần tuân theo để đạt được chứng nhận.
ISO 9000 bao gồm nhiều định nghĩa và thuật ngữ khác nhau, không thể thiếu để phát triển sự hiểu biết đúng về các khái niệm quản lý chất lượng được sử dụng trong ISO 9001.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bộ tiêu chuẩn ISO 9000 mà PMS tổng hợp lại để chia sẻ cho quý doanh nghiệp. Hy vọng những thông này hữu ích đến với bạn đọc, cảm ơn đã theo dõi bài viết!
Các bài viết liên quan:
- Nhân viên QA là làm gì? Một số kỹ năng cần có của QA
- Nhân viên QC là gì? Vai trò và công việc của QC trong doanh nghiệp
- Nhân viên ISO là làm gì? Mức lương và cơ hội việc làm nhân viên ISO
Bài viết liên quan: