Hiện nay, thuật ngữ “QA kiểm định chất lượng” đã trở nên phổ biến và không còn xa lạ, đặc biệt đối với những ai đang làm hoặc quan tâm đến lĩnh vực CNTT. Nhưng liệu bạn đã thực sự nắm vững tất cả các khía cạnh của ngành này hay chưa? Bạn đã biết vai trò và công việc của nhân viên QA chưa? Để trả lời những câu hỏi này, hãy cùng PMS tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
1. Khái niệm về QA
QA là viết tắt của Quality Assurance, nghĩa là đảm bảo chất lượng. QA bao gồm việc thực hiện các hoạt động giám sát, theo dõi và quản lý nhằm đảm bảo rằng quy trình phát triển sản phẩm được tuân thủ một chuẩn nhất định.
Nói cách khác, bộ phận QA có trách nhiệm xây dựng các quy trình và thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sát sao để đảm bảo rằng các quy trình được thực hiện đúng và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu.
QA đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ được sản xuất đáp ứng đầy đủ nhu cầu, kỳ vọng và yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, QA đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, tạo dựng lòng tin và lòng trung thành từ phía khách hàng. Các tiêu chuẩn và quy trình định rõ bởi chương trình đảm bảo chất lượng giúp ngăn ngừa các lỗi sản phẩm trước khi chúng xảy ra.
2. Công việc của nhân viên QA làm gì?
Mỗi ngày, công việc QA sẽ phải làm các công việc chính sau:
- Kiểm tra các quy trình sản xuất để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định và tiêu chuẩn, cả bên trong và bên ngoài.
- Thực hiện điều tra khi phát hiện các phép đo không đạt tiêu chuẩn.
- Đánh giá, phê duyệt và truyền đạt nguyên nhân gốc rễ và kế hoạch hành động khắc phục với các bên liên quan.
- Lưu trữ tài liệu đảm bảo chất lượng một cách chặt chẽ.
- Đảm bảo rằng tài liệu kiểm toán và sản xuất luôn được cập nhật theo tình hình mới nhất.
- Nâng cao cải tiến liên tục các quy trình cốt lõi, nhằm duy trì chất lượng sản xuất trong khi tối ưu hóa hiệu quả.
- Làm việc cùng khách hàng và nhà cung cấp để điều tra và giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng.
- Đào tạo và cung cấp hướng dẫn cho các thành viên ít kinh nghiệm trong nhóm QA về các quy trình, giao thức và tài liệu chất lượng.
- Viết các quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) cho các quy trình sản xuất.
Đọc thêm:
3. Một số kỹ năng cần có của nhân viên QA
Để thực hiện công việc QA một cách hiệu quả, ngoài việc có kiến thức chuyên môn, bạn cũng cần phát triển một số kỹ năng mềm quan trọng sau đây:
- Hiểu rõ về CMMI, ISO,… trong lĩnh vực phần mềm, để có khả năng xây dựng và thiết lập quy trình chuẩn cho team.
- Kỹ năng tổ chức công việc: Giúp theo dõi quá trình kiểm tra một cách có hệ thống, tổng hợp kết quả, tài liệu và từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình quản lý chất lượng, không thể tránh khỏi những tình huống không lường trước. Vì thế, khả năng xử lý tốt các vấn đề sẽ là lợi thế giúp bạn có thể xử lý nhanh chóng các sự cố và sai sót khi chúng xảy ra.
- Kỹ năng phân tích: kỹ năng này được đánh giá cao bởi đây là cơ sở giúp bạn có khả năng thu thập và phân tích thông tin để tìm ra sự khác biệt và các xu hướng mới.
- Tư duy logic: Giúp dễ dàng nhận biết các vấn đề không thỏa đáng và tìm ra những phương án hiệu quả nhằm đảm bảo chất lượng trong quy trình sản xuất.
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp tốt giúp truyền đạt thông tin một cách hiệu quả trong nội bộ trong team.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng này giúp quản lý và giám sát tiến độ công việc của các nhân viên QA một cách hiệu quả và chính xác.
4. Mức lương của nhân viên QA
Hiện tại, mức lương của nhân viên QA và nhân viên QC trong khoảng từ 4.000.000 đến 9.000.000 VNĐ/tháng tại các nhà máy. Tùy thuộc quy mô của doanh nghiệp, kinh nghiệm và vị trí làm việc sẽ nhận mức lương khác nhau:
4.1 Chưa có nhiều kinh nghiệm
Mức lương của nhân viên QA thường chia theo mức độ kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Đối với những nhân viên QA mới tốt nghiệp và chưa tích lũy nhiều kinh nghiệm, mức lương trung bình thường nằm trong khoảng 4.000.000 – 8.000.000 VNĐ/tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp sinh viên đã có khoảng 1 năm kinh nghiệm trong thực tế thì mức lương có thể cao hơn, dao động từ 8.000.000 – 12.000.000 VNĐ/tháng.
4.2 Đã có nhiều kinh nghiệm
Với những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này có thể đạt mức lương cao hơn, thường nằm trong khoảng 9.000.000 – 13.000.000 VNĐ/tháng. Mức lương của nhân viên QA có thể tăng lên nếu họ có hơn 3 – 4 năm kinh nghiệm và giữ các vị trí quản lý cấp cao như Trưởng Bộ phận QA, mức lương có thể dao động trên 20.000.000 VNĐ/tháng.
Bên cạnh đó, nhân viên QA cũng sẽ được hưởng các quyền lợi và phúc lợi như: được doanh nghiệp hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), trợ cấp thất nghiệp và các khoản phúc lợi khác theo quy định của pháp luật.
Đọc thêm: Mức lương của nhân viên ISO
5. Học ngành gì ra để làm nhân viên QA?
Với tính chất của công việc QA, một số ngành học dưới đây có thể giúp bạn phát triển sự nghiệp trong tương lai:
- Ngành quản lý chất lượng: Ngành này cung cấp kiến thức và kỹ năng liên quan đến quản trị chất lượng, kỹ thuật quản lý chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, quản trị công nghệ, quản trị sản xuất, quản trị dự án, thiết kế hệ thống chất lượng, đo lường chất lượng,… Điều này giúp bạn có khả năng lên kế hoạch, phân bổ và đảm bảo chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp.
- Ngành công nghệ thông tin: Học ngành này sẽ giúp bạn hiểu về cơ bản IT và lập trình (ngôn ngữ lập trình, hệ thống phần mềm, các công cụ hỗ trợ QA,…). Điều này giúp bạn có khả năng tham gia vào việc kiểm định chất lượng và làm việc tốt trong nhiều dự án khác nhau.
- Lĩnh vực bạn đang theo đuổi: Nếu bạn dự định làm QA tại các ngân hàng, việc học ngành Tài chính có thể cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống ngân hàng và tài chính. Tương tự, nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực vận tải, ngành Logistics có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về quản lý chuỗi cung ứng và vận tải để đáp ứng tốt cho con đường sự nghiệp QA của bạn sau này.
Với những thông tin về QA là gì chia sẻ ở bài viết trên. Hy vọng rằng, những chia sẻ này giúp bạn biết thêm rõ hơn về vai trò, công việc và mức thu nhập mà vị trí công việc nhân viên QA. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!
Các bài viết có liên quan:
- ISO 9000 là gì? Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9000 trong sản xuất
- ISO 9001 là gì? Tại sao nó lại quan trọng với doanh nghiệp?
Bài viết liên quan: