Câu chuyện thành công của Toyota khi áp dụng Kaizen vào quản trị

Toyota được biết đến đầu tiên với việc áp dụng triết lý Kaizen trong chiến lược kinh doanh và đạt được những thành công nhất định. Toyota sở hữu 9 nhà máy tại Bắc Mỹ và mở thêm một nhà máy mới tại Mississippi vào cuối năm 2007. Toyota đặc biệt chú trọng vào sản xuất xe ô tô với đội ngũ công nhân người Mỹ, với mức lương ngang bằng hoặc cao hơn so với các công ty sản xuất ô tô khác.

kaizen toyota
Kaizen nền tảng cốt lõi tạo nên giá trị Toyota

Trong số đó, có tới 75% các xe ô tô được lắp ráp tại Bắc Mỹ sử dụng bộ phận và nguyên liệu được sản xuất tại đây. Chỉ khoảng 25% xe ô tô được nhập khẩu từ Nhật Bản và các quốc gia khác. Đáng chú ý hơn vào năm 2006, Toyota đã ghi nhận hơn 14 tỷ USD doanh thu, trong khi các nhà sản xuất ô tô tại Mỹ phải chuyển hướng sản xuất đến Trung Quốc và Ấn Độ để tiết kiệm chi phí. Bí quyết sau thành công này chính là Toyota đã áp dụng phương pháp Kaizen vào hoạt động kinh doanh của mình.

1. Câu chuyện thành công của Toyota khi áp dụng Kaizen vào quản trị

Trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển, Toyota đã phải đối mặt với nhiều biến cố và khó khăn phải kể đến như cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 và tác động nghiêm trọng từ các trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản và sóng thần lịch sử tại Thái Lan. Tuy nhiên, trong những thời kỳ khó khăn nhất và thậm chí đối mặt với nguy cơ phá sản, Toyota đã quyết định duy trì chính sách “nói không với sa thải nhân viên”.

toyota áp dụng kaizen
Nghệ thuật áp dụng Kaizen tuyệt vời tại Toyota

1.1 Chấp nhận trả thêm 220 triệu USD/năm lãi vay chứ không cắt giảm nhân viên

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Toyota Thái Lan đã phải trải qua chuỗi 4 năm liên tiếp với thua lỗ mà vẫn không cắt giảm công việc. Quyết định này đã được đưa ra bởi người đứng đầu của Toyota tại thời điểm đó là chủ tịch Hiroshi Okuda. Ông Okuda đã ra một chỉ thị rõ ràng: “Cắt giảm mọi chi phí có thể, nhưng không được chạm vào bất cứ người nào“.

Cũng chính sách này vào tháng 8 năm 1998, Moddy đã giảm mức hạng tín của Toyota từ AAA xuống AA1. Điều này đồng nghĩa rằng Toyota phải vay vốn với lãi suất cao hơn và tiêu tốn tới 220 triệu USD hàng năm. Mặc dù như vậy, Toyota vẫn không từ bỏ cam kết đối với chính sách đảm bảo nguồn nhân lực của mình.

1.2 Vì sao Toyota tồn tại gần 150 năm mà không đuổi một ai?

Kaizen là nguyên tắc mà Toyota đã áp dụng thành công. Ban đầu, nó là một hệ thống phát triển trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, triết lý này cũng được coi như một cách đào tạo con người trong việc tư duy. Qua đó, Toyota đã tạo ra các cơ hội để nhân viên phát huy tài năng của họ.

Khuyến khích mọi người tham gia hành động và đóng góp ý kiến. Khi họ tự mình đưa ra ý kiến, sẽ tự tin hơn và sẽ hành động tích cực hơn.

Một câu hỏi đặt ra rằng: “Làm cách nào để khuyến khích mọi người tham gia đóng góp ý kiến?”. Điều này thực hiện bằng cách thách thức họ một chút, bằng cách này sẽ đặt họ vào tình thế khó khăn hoặc đối mặt với thách thức, con người sẽ phải suy nghĩ và tìm cách giải quyết vấn đề.

kaizen của toyota
Toyota đã tạo ra các cơ hội để nhân viên phát huy tài năng của họ

1.3 Câu chuyện về sự ra đời của dòng xe Soluna

Khi Toyota bắt đầu thiết kế và xây dựng dòng xe chiến lược tại khu vực Châu Á, chính là dòng xe Tercel (còn được gọi là Soluna tại Thái Lan), ông Takeshi Yoshida – kỹ sư trưởng, đã đề xuất một phương pháp thú vị:

Dòng xe Soluna dự định bán ở Thái Lan, yêu cầu đặt ra cho các kỹ sư là phải thiết kế một mẫu xe có giá bán thấp hơn so với dòng xe Corolla. Tuy nhiên, trong mắt nhiều nhân viên, Corolla được xem như dòng xe thấp nhất trong danh mục sản phẩm của Toyota. Vì vậy, nhân viên không thể tưởng tượng ra một mẫu xe nào đó dưới cả dòng Corolla sẽ như thế nào. Khi họ được hỏi: “Có thể loại bỏ phần nào từ Corolla không?” thì tất cả đều trả lời rằng không thể.

Không lâu sau đó, ông Yoshida đã cố tình tạo ra một mẫu xe rất kém chất lượng và giá rẻ để mọi người xem. Khi họ “chiêm ngưỡng” chiếc xe “tệ hại” này, một loạt ý kiến đã được đưa ra. Từ ý tưởng ban đầu không tốt của ông Yoshida, đã tạo ra nhiều ý tưởng hay từ mọi người và kết quả là mẫu xe Soluna đã ra đời.

Triết lý Kaizen của Toyota là tận dụng trí tuệ con người. Vai trò của người lãnh đạo là tạo ra môi trường để khai thác và giữ lấy những trí tuệ đó. Thông qua việc tích lũy những cải tiến nhỏ nhặt, sẽ tạo ra những thành công lâu dài.

Đọc thêm: 10 nguyên tắc Kaizen cần biết để áp dụng cho doanh nghiệp

2. Nghệ thuật áp dụng  triết lý Kaizen tại Toyota

2.1 Để giảm tình trạng lãng phí

Tại Toyota, thường xảy ra tình trạng lãng phí như tồn kho, sản xuất dư thừa, thời gian vận chuyển hàng hóa chậm, thiếu kỹ năng của người lao động,…

Nhận thức các vấn đề này, Toyota đã nhanh chóng tìm cách khắc phục chúng bằng cách áp dụng phương pháp Kaizen vào quy trình sản xuất, Toyota đã sử dụng giỏ nhựa để phân loại các phụ tùng theo từng mẫu xe và đặc điểm riêng của chúng. Nhờ vào việc này, mỗi công nhân trong nhà máy có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách dễ dàng, đơn giản.

2.2 Để tạo ra những cải tiến mới, hữu dụng

Từ các bộ phận có sẵn trên dây chuyền sản xuất và sáng tạo thêm các phương tiện xe vận chuyển trong khuôn khổ nhà máy, tạo ra nhiều tiện ích cho công nhân. Điều này đã giúp Toyota tiết kiệm lên đến 3000 USD chi phí mua xe chở hàng. Bằng cách ứng dụng Kaizen, Toyota đã đạt được những cải tiến đáng kể, cung cấp nguyên liệu một cách hợp lý dựa trên khối lượng tiêu thụ, giảm thiểu các công đoạn không cần thiết trong quy trình sản xuất và quản lý hàng tồn kho.

Nhờ vậy, công nhân chỉ cần dự trữ một lượng nhỏ nguyên liệu cho mỗi sản phẩm và thường xuyên bổ sung dựa trên yêu cầu của khách hàng. Việc này đáng kể giảm bớt các thao tác dư thừa của từng công nhân và các thiết bị máy móc. Từ đó, giúp tăng hiệu suất lao động, cải thiện chất lượng công việc, và giảm giá thành sản phẩm để thu hút khách hàng.

triết lý kaizen của toyota
Tạo ra nhiều cải tiến mới và hữu dụng tại Toyota

2.3 Giúp hình thành văn hóa doanh nghiệp của Toyota 

Việc ứng dụng Kaizen đã mang lại những cải tiến tuyệt vời cho Toyota, đồng thời hình thành văn hóa công ty sâu sắc. Đây là văn hóa ứng xử giữa lãnh đạo với các nhân viên với nhau. Sự tiết kiệm, bảo vệ thương hiệu của công ty và sự tinh thần học hỏi lẫn nhau. Tinh thần của Kaizen cũng được phản ánh qua thông điệp của Toyota: Developing People First” and “Respect for People”.

Giám đốc bộ phận lắp ráp John Robinson từng nói: “Ở Toyota khi gặp các vấn đề nào thì cũng được nhìn nhận một cách nghiêm túc và giải quyết triệt để”. Đó là lý do vì sao không phải quản lý mà ngay cả công nhân cũng có thể cho dừng toàn bộ dây chuyền sản xuất nếu phát hiện xảy ra sự cố.

nghệ thuật kaizen tuyệt vời của toyota
Kaizen giúp hình thành ra văn hóa doanh nghiệp tại Toyota

Việc ứng dụng Kaizen vào doanh nghiệp không chỉ giúp công ty tiếp tục cải tiến mà còn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Điều này làm cho doanh nghiệp có thể đạt được những thành công vượt trội và to lớn hơn. Chính vì thế, Học Viện Tư Vấn Doanh Nghiệp PMS có cho ra dịch vụ tư vấn 5S-Kaizen cho quý doanh nghiệp.

Các bài viết liên quan khác:

  • PDCA là gì? Ví dụ về chu trình PDCA trong doanh nghiệp
  • QMS là gì? Lợi ích, yếu tố và cách thiết lập triển khai

Nguồn tham khảo: https://pms.edu.vn/ung-dung-kaizen-tai-toyota/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *