Bạn đã bao giờ tự hỏi về Six Sigma là gì và tại sao lại quan trọng trong quản lý chất lượng? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá về 6 Sigma – một phương pháp quản lý chất lượng được sử dụng phổ biến trên thế giới, nguyên tắc cốt lõi, công thức tính cũng như ứng dụng của chúng trong quản lý chất lượng.
1. Khái niệm về Six Sigma
Six Sigma (6 Sigma, hay 6σ) là một phương pháp quản lý chất lượng và cải tiến hiệu suất, được phát triển để tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý trong doanh nghiệp. Nó tập trung vào việc giảm biến động và lỗi trong quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, đảm bảo chất lượng tốt nhất và hiệu suất cao nhất.
Six Sigma thường được sử dụng để mô tả một mức độ chất lượng cao, chính xác và đáng tin cậy. Mục tiêu của Six Sigma là đạt được mức 6 Sigma, tương đương với chỉ 3, 4 lỗi trên mỗi triển khả năng gây ra lỗi. Điều này có nghĩa rằng quá trình sản xuất hoặc dịch vụ phải gần như hoàn hảo và ít lỗi đến mức thấp nhất có thể.
Trong điều kiện thực tế, một quy trình Six Sigma có sự hoàn hảo lên đến mức 99,99966%. Đây chính là cấp độ Sigma thứ 6, biểu thị độ lệch chuẩn tương ứng với mức độ trưởng thành tối đa của một quy trình:
Xem ngay: Mối liên hệ giữa Lean Six Sigma và phương pháp Six Sigma và Mô hình sản xuất tinh gọn (Lean) là gì?
2. Lợi ích khi áp dụng phương pháp Six Sigma
Chuyên gia tư vấn Jennifer Williams nhận định: “Không có ngành công nghiệp nào không thể hưởng lợi từ Six Sigma”.
Khi áp dụng phương pháp 6 Sigma vào trong sản xuất, tổ chức có thể hưởng được nhiều lợi ích, bao gồm:
- Cải thiện chất lượng: Six Sigma giúp giảm biến động và lỗi trong quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ đạt chất lượng cao và đáng tin cậy.
- Tăng sự hài lòng của khách hàng: Với việc tập trung vào yêu cầu và mong muốn của khách hàng, Six Sigma giúp cải thiện sự hài lòng của khách hàng và tạo sự tin tưởng.
- Tối ưu hóa hiệu suất: Việc áp dụng Six Sigma giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất hoặc dịch vụ, từ đó tăng hiệu suất và giảm thời gian lãng phí.
- Tiết kiệm chi phí: Six Sigma tập trung vào việc loại bỏ các lãng phí trong quy trình, giảm tối thiểu sự lãng phí về thời gian, nguồn lực và vật liệu sản xuất. Bằng cách này đã cải thiện được quy trình và giảm lỗi, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và dịch vụ.
- Tăng tính cạnh tranh: Từ việc cải thiện chất lượng và giảm chi phí, tổ chức có thể cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, thu hút khách hàng tiềm năng nhờ việc cải thiện sản phẩm dịch vụ.
3. Nguyên tắc cốt lõi của 6 Sigma trong quản lý chất lượng
3.1 Tập trung vào khách hàng
Phương pháp 6 Sigma luôn đặt khách hàng là trọng tâm của mọi hoạt động. Điều này đảm bảo rằng mọi quyết định và cải tiến đều phải phục vụ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó, tạo được niềm tin và thu hút khách hàng tiềm năng trên thị trường.
3.2 Cần chủ động
Six Sigma luôn khuyến khích việc ngăn ngừa lỗi có thể xảy ra thay vì chỉ sửa lỗi sau khi chúng gặp vấn đề. Điều này bao gồm việc thiết lập các quy trình kiểm soát để ngăn ngừa sự xuất hiện của lỗi.
3.3 Tập trung vào dữ liệu và dữ kiện
Yêu cầu sự tập trung vào việc thu thập và sử dụng dữ liệu chính xác để xác định rõ vấn đề, đo lường sự thay đổi và theo dõi hiệu suất. Nó dựa vào tính xác thực và con số cụ thể thay vì phán đoán và cảm tính.
3.4 Cộng tác không có sự giới hạn
Six Sigma luôn mong muốn tạo ra một môi trường làm việc mà mọi người có thể cộng tác một cách tự do và không gặp rào cản. Khuyến khích trao đổi ý kiến và ý tưởng để thúc đẩy sự sáng tạo và cải thiện.
3.5 Theo đuổi sự hoàn thiện, nhưng vẫn cho phép gặp sai lầm
Tiêu chuẩn của Six Sigma là không quá 3,4 lỗi trên mỗi triệu cơ hội, điều này có nghĩa là không thể đạt được 100% sự hoàn hảo tuyệt đối. Do đó, doanh nghiệp không nên áp đặt áp lực cao ngay từ đầu để đạt được sự hoàn thiện hoàn toàn. Các kế hoạch cải tiến quy trình có thể gặp thất bại, nhưng quan trọng là học từ những sai lầm đó và đảm bảo rằng tác động tiêu cực được giới hạn và rút ra bài học áp dụng cho tương lai.
Đọc thêm: Hướng dẫn thực hiện FMEA với 10 bước
4. Áp dụng 6 Sigma vào doanh nghiệp theo quy trình DMAIC
Quy trình cơ bản để áp dụng phương pháp Six Sigma vào hầu hết các loại hình doanh nghiệp là quy trình DMAIC, gồm 5 bước:
- D – Define (Xác định): Bước này nhấn mạnh việc nhận định khách hàng và các yêu cầu quan trọng về chất lượng đối với sản phẩm và dịch vụ. Sau khi tự đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu, doanh nghiệp cần xác định các lĩnh vực kinh doanh chính yêu cầu triển khai 6 Sigma.
- M – Measure (Đo lường): Bước này tập trung vào việc thu thập dữ liệu, đánh giá và xác định các vấn đề xuất phát để xác định nguyên nhân gốc rễ của các khiếm khuyết.
- A – Analyze (Phân tích): Bước này là việc bạn xác định khoảng cách giữa mục tiêu kế hoạch và hiệu suất thực tế hiện tại, xác định cơ hội cho Doanh nghiệp. Các giải pháp được đề xuất từ đây, với điều kiện phải được kiểm tra và có biện pháp phòng ngừa.
- I – Improve (Cải tiến): Đây là thời điểm triển khai các giải pháp cải tiến. Bạn cần theo dõi chặt chẽ để có thể đưa ra quyết định điều chỉnh hoặc bổ sung khi cần thiết.
- C – Control (Kiểm soát): Bước cuối cùng liên quan đến việc thiết lập các kế hoạch giám sát và kiểm soát mục tiêu ban đầu để đảm bảo rằng không có việc quay lại các quá trình lỗi thời hoặc sai định hướng.
Xem ngay: Chương trình tư vấn Six Sigma hiệu quả cho Doanh Nghiệp
5. Công thức tính 6 Sigma đơn giản và hiệu quả
Các đặc điểm cơ bản của hai loại biến:
Y | X |
Biến phụ thuộc | Biến độc lập |
Đầu ra của quá trình | Đầu vào của quá trình |
Ảnh hưởng | Nguyên nhân |
Biểu hiện | Vấn đề |
Biến được theo dõi | Biến được kiểm soát |
- Y (biến phụ thuộc): Đây là kết quả cuối cùng hoặc yếu tố chất lượng mà bạn muốn cải thiện. Y thường là mục tiêu của quá trình Six Sigma và thường liên quan đến sự đo lường của chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
- X (biến độc lập): Đây là các biến đầu vào ban đầu trong quy trình của bạn, và chúng có thể được điều chỉnh hoặc thay đổi để ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Trong một quy trình Six Sigma có thể có nhiều biến X khác nhau.
- Hàm f (): Đây là quy trình biến đổi, tức là cách mà các biến X được thực hiện để tạo ra biến phụ thuộc Y.
- Ảnh hưởng: Biến X ảnh hưởng đến biến Y. Điều này có nghĩa là thay đổi giá trị của biến X sẽ ảnh hưởng đến kết quả biến Y.
- Biểu hiện: Y là biểu hiện hoặc vấn đề chính cần được giải quyết và cải thiện
- Biến được theo dõi: Biến Y thường là biến được theo dõi để đo lường chất lượng hoặc hiệu suất của quy trình.
- Biến được kiểm soát: Các biến X là các biến được kiểm soát, chúng được theo dõi và duy trì ở mức ổn định để đảm bảo rằng quy trình không thay đổi và đáp ứng yêu cầu chất lượng.
Xem ngay: Mối quan hệ giữa sơ đồ SIPOC và Six Sigma
6. Ví dụ và ứng dụng thực tế về Six Sigma
Một nhà máy sản xuất ô tô lớn đang gặp vấn đề lớn về chất lượng và hiệu suất trong quy trình sản xuất động cơ của họ. Họ đã quyết định triển khai dự án áp dụng phương pháp 6 Sigma để giải quyết các vấn đề này và cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Xác định vấn đề: Nhóm Six Sigma đã xác định rằng có vấn đề về lỗi sản xuất động cơ, dẫn đến lỗi sau khi sản phẩm đã được giao cho khách hàng. Một số khách hàng đã phản ánh về việc động cơ hoạt động không đúng cách sau một thời gian sử dụng.
- Đo lường: Nhóm này bắt đầu thực hiện việc đo lường chính xác về mức độ lỗi và tần suất xảy ra của chúng trong quy trình sản xuất động cơ. Họ đã sử dụng dữ liệu thống kê để xác định tần suất lỗi và mức độ nghiêm trọng của chúng.
- Phân tích: Sau khi có dữ liệu đo lường, nhóm đã phân tích để xác định nguyên nhân gốc của lỗi. Họ đã xác định rằng một số thay đổi nhỏ trong quy trình sản xuất có thể gây ra lỗi động cơ.
- Cải thiện: Nhóm Six Sigma đã tiến hành thực hiện các thay đổi cụ thể trong quy trình sản xuất để giảm thiểu lỗi. Họ đã sửa đổi các thiết lập máy móc và tăng cường kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình.
- Biện pháp và theo dõi: Cuối cùng, họ đã đề ra các biện pháp kiểm soát để đảm bảo rằng quy trình cải thiện không trở lại trạng thái ban đầu. Họ đã thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá định kỳ để theo dõi hiệu suất và chất lượng sản phẩm.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu sâu hơn về Six Sigma là gì, nguyên tắc cốt lõi và công thức tính. Việc nắm vững nguyên tắc cơ bản và công thức tính 6 Sigma có thể giúp bạn áp dụng phương pháp này vào thực tế và đặt được cải thiện tốt nhất.
Với câu hỏi về việc áp dụng Six Sigma như thế nào sao cho hiệu quả từ nhiều Doanh Nghiệp, Học Viện Tư Vấn PMS cho ra chương trình tư vấn Six Sigma để giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng, tối ưu quy trình và giảm sai sót, đem lại hiệu quả, khả năng cạnh tranh và sự hài lòng từ khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, xem chi tiết chương trình: tại đây.
Bài viết cùng chủ đề:
- Quản lý 5S là gì? Yếu tố thành công tạo nên quy trình 5S
- Kaizen nghĩa là gì? Cách áp dụng triết lý Kaizen hiệu quả
- Các hoạt động chính của TPM trong sản xuất
- Khi nào nên áp dụng Kanban trong sản xuất?
- Lean Manufacturing là gì? Ví dụ về Lean Manufacturing
- Total Quality Management là gì? 5 nguyên tắc vàng của quản lý chất lượng toàn diện
Bài viết liên quan: