Biểu đồ Histogram – Vai trò, phân loại & cách vẽ biểu đồ Histogram

Chắc chắn bạn đã từng gặp những biểu đồ dạng cột thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng liệu bạn đã biết và hiểu rõ về “Biểu đồ Histogram là gì và nó có tác dụng gì trong thống kê và quản lý chất lượng?”. Hãy cùng bắt đầu khám phá về Biểu đồ Histogram và cách vẽ biểu đồ một cách hiệu quả thông qua bài viết dưới đây nhé!

Biểu đồ tần suất là gì?

Biểu đồ Histogram (còn gọi là biểu đồ tần suất) là một loại biểu đồ cột được sử dụng để hình dung cách dữ liệu thống kê được phân bố. Nó giúp tổng quan về sự biến đổi của dữ liệu trong một quy trình hoặc sản phẩm cụ thể.

biểu đồ histogram
Tổng quan về biểu đồ Histogram – Biểu đồ tần suất

Biểu đồ tần suất cho phép doanh nghiệp theo dõi sự phân bố của các giá trị trong tập dữ liệu, giúp họ hiểu rõ các đặc điểm và biến động của quy trình hoặc sản phẩm đó. Dựa trên thông tin này, doanh nghiệp có thể phát triển chiến lược để cải thiện hiệu suất hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến quy trình hoặc sản phẩm của họ.

Tìm hiểu: Biểu đồ Pareto là gì? Cách vẽ biểu đồ Pareto trong Excel

Vai trò của biểu đồ Histogram

Biểu đồ Histogram là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá và theo dõi quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp. Và biểu đồ Histogram với nhiều vai trò hữu ích như:

  • Biểu diễn dữ liệu một cách trực quan và dễ hiểu: Thay vì dữ liệu chỉ là các con số trên giấy, biểu đồ histogram biến chúng thành các cột dọc, giúp chúng ta thấy rõ sự phân bổ và tần suất của các giá trị.
  • Hiển thị phân phối tần suất: Biểu đồ này cho phép chúng ta xem số lần xuất hiện của các giá trị trong dữ liệu, từ đó hiểu được cách chúng phân bố.
  • Nhận biết các biến thể và đặc điểm dữ liệu: Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết sự phân tán, tính đối xứng hoặc lệch của dữ liệu, giúp ta đánh giá và hiểu rõ hơn về đặc điểm của nó.
  • Phân tích phân phối dữ liệu: Biểu đồ histogram cho phép ta xem liệu dữ liệu có tuân theo một phân phối cụ thể nào đó hay không, ví dụ như phân phối chuẩn.
  • Dự đoán và đánh giá hiệu suất tương lai: Dựa trên phân phối hiện tại của dữ liệu, ta có thể tiến hành dự đoán và đánh giá hiệu suất của quy trình trong tương lai.
  • Phát hiện thay đổi và biến động: Biểu đồ histogram giúp chúng ta phát hiện sự biến đổi và biến động trong thông số của quy trình, từ đó có cơ hội điều chỉnh và cải thiện chất lượng.
  • Đánh giá sự đáp ứng với yêu cầu chất lượng từ khách hàng: Bằng cách xem biểu đồ histogram, ta có thể đánh giá xem quy trình hiện tại có đáp ứng được yêu cầu chất lượng từ khách hàng hay không.
cách vẽ biểu đồ histogram
Biểu đồ histogram giúp theo dõi và đánh quá trình sản xuất

Tìm hiểu: Biểu đồ phân tán là gì? Phân loại và cách vẽ biểu đồ chi tiết

Phân loại biểu đồ Histogram

Biểu đồ dạng phân phối chuẩn

Biểu đồ histogram phân phối chuẩn thường có hình dáng đối xứng và đỉnh cao tại giá trị trung bình của dữ liệu. Đây là loại biểu đồ thường gặp khi dữ liệu tuân theo phân phối chuẩn hoặc phân phối hình chuông. Phân phối chuẩn có tính đối xứng và được đặc trưng bởi giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Biểu đồ có đỉnh chuông càng cao, đáy vuông càng nhỏ thì quá trình được đánh giá là rất ổn định.

cach ve bieu do histogram trong
Biểu đồ tần suất dạng phân phối chuẩn

Biểu đồ phân phối lệch

Biểu đồ histogram phân phối lệch thể hiện một phân phối không đối xứng, trong đó một bên của biểu đồ cao hơn bên kia. Phân phối lệch có thể là lệch phải hoặc lệch trái, tùy thuộc vào bên nào cao hơn. Điều này thường xuất hiện khi dữ liệu có xu hướng tập trung ở một phía và phân tán rộng hơn ở phía còn lại. Đây là dấu hiệu xuất hiện điều bất tường, bạn nên tập trung và tìm hiểu nguyên nhân gây nên bất thường này.

Biểu đồ hai đỉnh

Biểu đồ histogram phân phối hai đỉnh là có hai đỉnh cao tại hai giá trị khác nhau. Điều này thường xảy ra khi dữ liệu chứa hai nhóm hoặc có hai yếu tố ảnh hưởng đến dữ liệu, dẫn đến hai đỉnh riêng biệt trên biểu đồ.

vẽ biểu đồ Histogram
Biểu đồ Histogram dạng hai đỉnh

Biểu đồ mất đỉnh

Biểu đồ histogram dạng mất đỉnh là một dạng phân phối dữ liệu trong đó tần suất xuất hiện của các giá trị dữ liệu là nhiều nhất ở trung tâm và giảm dần về hai phía. Tuy nhiên, ở một trong hai phía, tần suất xuất hiện của các giá trị dữ liệu đột ngột giảm xuống mức gần như bằng 0. Dạng phân phối này thường được biểu thị bằng một biểu đồ có một đỉnh ở trung tâm và một “đuôi” ở một trong hai phía.

Biểu đồ dạng mất đỉnh
Biểu đồ dạng mất đỉnh

Biểu đồ phân phối đảo nhỏ

Biểu đồ phân phối đảo nhỏ là trong đó có một đỉnh lớn và một đỉnh nhỏ nằm tách biệt nhau. Đảo đỉnh nhỏ cũng được hiểu là những giá trị ngoại lệ. Điều này cũng cho thấy sự bất thường trong dữ liệu dẫn đến việc đảo đỉnh nhỏ xuất hiện xen lẫn trong biểu đ. bạn cần xem lại nội dung dữ liệu để tìm ra vấn đề và hướng khắc phục tốt nhất.

Biểu đồ dạng răng lược

Biểu đồ phân phối răng lược xuất hiện khi tần suất giữa các sự liệu được phân phối không đồng đều dẫn đến việc xuất hiện những đỉnh cao, thấp xen lẫn nhau nhu chiếc răng cưa. Từ biểu đồ này có thể nhận thấy rằng kết quả từ những dữ liệu đã bị làm tròn hoặc xuất phát từ việc xây dựng biểu đồ phân bố ban đầu không chính xác.

bieu do histogram la gi
Biểu đồ tần suất dạng răng lược

Tìm hiểu: Biểu đồ nhân quả là gì? Lợi ích và cách vẽ biểu đồ nhân quả

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ Histogram chi tiết

Lập thủ công

Bước 1: Cần thu thập dữ liệu chính xác và đầy đủ

Trước hết, chúng ta cần thu thập dữ liệu cần phân tích và đếm số lượng mục trong dữ liệu (n). Điều quan trọng là n cần ít nhất là 20 để đảm bảo độ tin cậy của kết quả. Tiếp theo, xác định giá trị tối đa (Xmax) và giá trị tối thiểu (Xmin) trong dữ liệu.

Bước 2: Tính toán thống kê theo số liệu có sẵn

Trước khi tiến hành vẽ biểu đồ, chúng ta cần tính toán một số thống kê quan trọng:

  • Độ rộng tổng cộng của dữ liệu (R) được tính theo công thức: R = Xmax – Xmin.

Số khoảng (K) và độ rộng của từng khoảng (h) cần được xác định:

  • Số khoảng: K = √n hoặc chọn số lớn hơn trong số hàng và số cột của dữ liệu.
  •  K thường nằm trong khoảng từ 5 đến 20 và là số nguyên.

Độ rộng của từng khoảng (h) được tính bằng công thức: h = R/K.

Bước 3: Xác định những giới hạn của mỗi khoảng

Việc xác định giới hạn trên (GHT) và giới hạn dưới (GHD) của từng khoảng cần được thực hiện theo thứ tự, bắt đầu từ giá trị thấp nhất:

Với khoảng đầu tiên:

  • GHD = Xmin – h/2
  • GHT = Xmin + h/2

Với các khoảng tiếp theo:

  •  GHD = GHT của khoảng trước
  • GHT = GHD của khoảng hiện tại + h

Quá trình này tiếp tục cho đến khi đạt đến khoảng cuối cùng với giá trị lớn nhất.

Bước 4: Tạo biểu đồ Histogram

Sau khi xác định giới hạn của từng khoảng, chúng ta biểu diễn chúng trong một bảng phân bố tần suất. Sau đó, tính giá trị trung tâm (GTTT) của từng khoảng bằng cách sử dụng công thức:

GTTT = (GHT + GHD)/2.

Chúng ta cũng đếm số lần xuất hiện của các giá trị nằm trong từng khoảng và ghi chúng vào cột tương ứng.

Bước 5: Tiến hành vẽ biểu đồ Histogram

Cuối cùng, chúng ta thực hiện vẽ biểu đồ tần số Histogram. Trong bước này, đánh dấu trục hoành theo thang giá trị dữ liệu và trục tung theo thang tần số. Sau đó, vẽ các cột tương ứng với giới hạn của từng khoảng, sử dụng chiều cao của cột để thể hiện tần số của từng khoảng.

Đọc thêm: Biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng và cách vẽ

Vẽ biểu đồ Histogram trong Excel

Bước 1: Dựa vào bảng dữ liệu, chia dữ liệu thành các khoảng giá trị phù hợp và tính toán trong mỗi khoảng có chứa bao nhiêu giá trị.

Công thức tính: =COUNTIFS(C3:C22,”>=18″,$C$3:$C$22,”<24″)

Trong đó: C33:C22 là phạm vi dãy dữ liệu, “18’’ và “24” là phạm vi cho khoảng đầu tiên. Sau đó tiếp tục làm cho các khoảng sau là 25 – 34 và 35 – 45.

ve bieu do histogram trong excel buoc 1

Bước 2: Mở file Excel, bôi đen vùng dữ liệu muốn tạo biểu đồ.

ve bieu do histogram trong excel buoc 2

Bước 3: Chọn thẻ “Insert -> Kích chọn biểu tượng biểu đồ cột trong phần “Charts

ve bieu do histogram trong excel buoc 3

Bước 3: Ở phần “Histogram, chọn một dạng biểu đồ phù hợp với cơ sở dữ liệu

ve bieu do histogram trong excel buoc 4

Bước 4: Khi biểu đồ xuất hiện trên bảng tính, dùng chuột di chuyển đến vị trí thích hợp

Tìm hiểu: Phiếu kiểm tra chất lượng và cách sử dụng Check Sheets

Một số lưu ý khi sử dụng biểu đồ Histogram

Khi sử dụng biểu đồ histogram, cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng để đảm bảo rằng biểu đồ đáp ứng mục tiêu và thể hiện dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Chọn số lượng cột hợp lý: Số lượng cột trong biểu đồ histogram có thể ảnh hưởng đến cách dữ liệu được biểu diễn. Số lượng khoảng quá ít có thể làm mất đi thông tin về phân phối, trong khi số lượng khoảng quá nhiều có thể tạo ra sự phức tạp không cần thiết.
  • Chú ý đến tỷ lệ và đơn vị trên trục: Đảm bảo rằng trục hoành và trục tung của biểu đồ có tỷ lệ và đơn vị phù hợp. Chú thích và đơn vị trên các trục cần được ghi rõ để người xem hiểu rõ dữ liệu đang được biểu diễn.
  • Kiểm tra và xử lý dữ liệu ngoại lệ: Dữ liệu ngoại lệ có thể ảnh hưởng đến biểu đồ histogram và làm cho phân phối trở nên khó đọc. Trước khi vẽ biểu đồ, cần kiểm tra và xem xét cách xử lý dữ liệu ngoại lệ.
  • So sánh và phân tích: Sử dụng biểu đồ histogram để so sánh phân phối của các tập dữ liệu khác nhau hoặc để phân tích sự biến đổi và xu hướng trong dữ liệu.
  • Chú ý đến nguồn dữ liệu: Đối với dữ liệu đang được sử dụng trong mục đích quyết định quan trọng hoặc nghiên cứu, cần chú ý đến nguồn dữ liệu và đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu.

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về Biểu đồ Histogram, một trong các công cụ quản lý chất lượng. Chúng ta đã nắm vững định nghĩa, cách vẽ và lợi ích của biểu đồ này.

Nếu bạn muốn học thêm về thống kê, quản lý chất lượng, hoặc những kỹ năng khác liên quan đến quản lý và phân tích dữ liệu, Học Viện Tư Vấn – Đào Tạo PMS là nguồn học đáng tin cậy để nâng cao kiến thức và kỹ năng của bạn. Hãy tham gia các khóa học đào tạo tại đây để phát triển cá nhân và thành công trong lĩnh vực bạn quan tâm. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường học tập và phát triển.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *