Trong lĩnh vực sản xuất và quản lý, TPM đã từ lâu trở thành một phương pháp duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể. TPM không chỉ là một khái niệm, mà còn là một hệ thống quản lý dựa trên 8 trụ cột quan trọng. Trong bài viết này, bạn có thể tìm hiểu TPM là gì, các trụ cột quan trọng và cách áp dụng trong môi trường sản xuất một cách hiệu quả.
1. TPM là gì?
TPM (Total Productive Maintenance) là một phương pháp quản lý và bảo trì được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất và quản lý chất lượng. Quy trình TPM bao gồm tất các các nhân sự trong doanh nghiệp. TPM nhấn mạnh việc duy trì và tối ưu hóa thiết bị sản xuất để đảm bảo rằng chúng hoạt động ở hiệu suất tối đa và hạn chế gây ra lỗi sản xuất.
TMP không chỉ đơn thuần là một phương pháp duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể, mà nó còn là một phương pháp quản lý toàn diện giúp tối ưu hóa hoạt động sản xuất.
> Đọc thêm: Quản lý chất lượng toàn diện TQM là gì?
2. Tầm quan trọng của TPM trong sản xuất
Tầm quan trọng của TPM trong lĩnh vực sản xuất là không thể bỏ qua. Dưới đây là một số điểm quan trọng của việc duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể TPM trong sản xuất:
- Tối ưu hóa năng suất
- Giảm chi phí bảo trì
- Tăng chất lượng sản phẩm
- Tạo tinh thần làm việc đoàn kết và tích cực
- Phát triển kỹ năng nhân viên
- Duy trì sự cạnh tranh
Nhưng nhiều Doanh nghiệp vẫn chưa hiểu vai trò và cách để làm sao để áp dụng TPM trong sản xuất một cách hiệu quả. Hiểu được diều này, Học Viện Tư Vấn PMS đã triển khai chương trình Tư vấn TPM – Bảo trì năng suất toàn diện, chương trình được tư vấn bởi những chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và đặc biệt chương trình của chúng tôi mang tính ứng dụng thực tiễn cao và luôn đồng hành cùng Doanh nghiệp.
3. Mục tiêu của bảo trì năng suất toàn diện TPM
Mục tiêu của TPM được tóm gọn trong 4 không:
- Không có sự cố dùng máy (Zero Breakdow).
- Không có phế phẩm (Zero Defect).
- Không có hao hụt (Zero Waste).
- Nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần doanh nghiệp (High Moral & Business Ownership).
4. Các hoạt động trụ cột chính quan trọng của TPM
4.1 Bảo trì tự động (Autonomous Maintenance)
Đây là một trong những trụ cột quan trọng nhất của TPM. Đề xuất nhân viên sản xuất tham gia vào việc duy trì và bảo dưỡng thiết bị của họ. Họ được đào tạo để tự thực hiện các nhiệm vụ như làm sách, kiểm tra và duy trì thiết bị để đảm bảo chúng hoạt động tốt.
4.2 Cải tiến sản xuất (Focused Improvement)
Tạo điều kiện cho việc cải tiến liên tục trong quá trình sản xuất. Khuyến khích nhân viên tham gia vào việc tìm kiếm và giải quyết vấn đề, cải tiến quy trình và giảm lãng phí.
4.3 Bảo trì có kế hoạch (Planned Maintenance)
Tập trung vào việc lên kế hoạch và thực hiện bảo dưỡng định kỳ và dự đoán. Điều này bao gồm việc xác định các công việc bảo dưỡng cần thực hiện trước theo kế hoạch. Từ đó giảm nguy cơ sự cố và sự dừng máy không mong muốn.
4.4 Quản lý chất lượng (Quality Management)
Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể TPM cũng kết hợp việc quản lý chất lượng vào quá trình sản xuất. Điều này bao gồm việc kiểm soát chất lượng sản phẩm để đảm bảo chúng đáp ứng tiêu chuẩn và đồng nhất.
4.5 Đào tạo và phát triển (Training and Development)
Đánh giá cao việc đào tạo và phát triển nhân viên, đảm bảo nhân viên có đủ kỹ năng để thực hiện công việc bảo dưỡng và quản lý thiết bị.
4.6 An toàn, sức khỏe và môi trường (Safety, Health and Environment)
Mục đích là duy trì mức độ an toàn trong nhà máy sản xuất, ngăn ngừa tai nạn lao động. Đảm bảo rằng quy trình sản xuất được thực hiện một các an toàn, đảm bảo sức khỏe và không gây hại cho môi trường.
4.7 Sự cố và sửa chữa (Early and Equipment)
Tập trung vào việc quản lý sự cố và sửa chữa thiết bị sớm khi gặp vấn đề trong quá trình sản xuất. Luôn phải đảm bảo từ việc xác định và giải quyết sự cố đến việc nâng cấp và cải thiện thiết bị.
4.8 Cải tiến văn phòng (Office TPM)
Office TPM tập trung vào việc cải thiện hiệu suất, hiệu quả và chất lượng công việc trong hoạt động văn phòng như quản lý dự án, quản lý tài liệu, quản lý văn bản và các hoạt động hành chính khác.
Office TPM giúp tổ chức cải thiện tối ưu hóa môi trường sản xuất và văn phòng, tạo nên sự đồng nhất và hiệu quả trong toàn bộ tổ chức.
5. Cách áp dụng TPM trong sản xuất
Áp dụng TPM vào trong sản xuất đòi hỏi một kế hoạch cụ thể và chính xác. Dưới đây là cách để áp dụng TPM trong sản xuất:
- Xác định vấn đề cần thực hiện TPM
- Xác định 8 trụ cột
- Lựa chọn và đào tạo nhân lực liên quan đến 8 trụ cột
- Xác định mục tiêu TPM
- Lập kế hoạch TPM
- Triển khai TPM theo kế hoạch đã đề ra
- Đánh giá và tối ưu hóa
6 Ví dụ cụ thể về TPM trong sản xuất
Nhà máy sản xuất bánh quy đang gặp phải các vấn đề như thời gian máy kéo dài, sự cố thường xuyên trên các máy sản xuất, chất lượng sản phẩm không đồng nhất và tổn thất lãng phí trong quá trình sản xuất.
Nhà máy bắt đầu xác định 8 trụ cột TPM mà họ muốn triển khai:
- Bảo trì tự động: Tạo một đội và đào tạo họ về cách thực hiện bảo dưỡng cơ bản trên các máy móc sản xuất hàng ngày.
- Cải tiến sản xuất: Khuyến khích nhân viên tham gia vào việc tìm kiếm và giải quyết vấn đề.
- Bảo trì có kế hoạch: Lập kế hoạch và thực hiện bảo dưỡng định kỳ để duy trì các máy móc ở trạng thái tốt.
- Quản lý chất lượng: Đảm bảo sản phẩm chất lượng và tuân thủ tiêu chuẩn.
- Đào tạo và phát triển: Đào tạo nhân lực để nâng cao kiến thức và kỹ năng.
- An toàn, sức khỏe và môi trường: Tạo môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe và bảo vệ môi trường.
- Sự cố và sửa chữa: Xác định và giải quyết sự cố trong quá trình sản xuất một cách hiệu quả.
- Cải tiến văn phòng: Cải thiện tối ưu hóa môi trường sản xuất, tạo nên sự đồng nhất và hiệu quả trong toàn bộ tổ chức.
Nhà máy lựa chọn những nhân viên có kiến thức và kỹ năng liên quan đến TPM và đào tạo họ theo các trụ cột của TPM.
Mục tiêu của nhà máy là cải thiện năng suất sản xuất, giảm tỷ lệ sự cố, cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm lãng phí trong sản xuất bánh quy.
Nhà máy lập kế hoạch triển khai bảo trì năng suất toàn diện TPM theo từng trụ cột, thời gian và nguồn lực. Và bắt đầu triển khai theo đúng kế hoạch. Thường xuyên đánh giá tiến trình TPM và tối ưu hóa hoạt động sản xuất.
Thông qua bài viết này, bạn đã hiểu về TPM một phương pháp quản lý thiết bị và quy trình quan trọng trong môi trường sản xuất. Việc áp dụng TPM không chỉ đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ mà còn mang lại lợi ích đáng kể. Nếu bạn đang tìm kiếm cách cải thiện sản xuất của mình, hãy xem và áp dụng TPM và bắt đầu hành trình về sự tối ưu hóa sản xuất.
Bài viết cùng chủ đề:
- Tiêu chuẩn 5s là gì? Yếu tố thành công tạo nên quy trình 5S
- Phương pháp Kaizen là gì? Áp dụng triết lý Kaizen như thế nào?
- Mô hình SIPOC và ứng dụng
- Phương pháp kanban và ứng dụng của nó trong sản xuất
- Công thức tính 6 Sigma và 5 nguyên tắc cốt lõi
- Mục tiêu của sản xuất tinh gọn là gì? Lợi ích và nguyên tắc cơ bản
Bài viết liên quan: