Trong quá trình quản lý nhân sự, việc xây dựng thang bảng lương đóng vai trò quan trọng, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc trả lương cho nhân viên. Bài viết này sẽ đưa ra quy định cơ bản khi xây dựng thang bảng lương và hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương mới nhất.
1. Thang bảng lương là gì?
Thang lương là một hệ thống các nhóm lương (ngạch lương), bậc lương (hệ sống lương) được định sẵn để Doanh nghiệp làm cơ sở để trả lương và xét tăng lương định kỳ cho người lao động, thể hiện được tính minh bạch và công bằng.
Bảng lương là văn bản tổng hợp tiền lương thực tế mà Doanh nghiệp phải chi trả cho nhân viên, bao gồm các khoản như lương cơ bản, thưởng, phụ cấp và các khoản hỗ trợ khác trong một khoảng thời gian nhất định.
Thang lương, bảng lương được áp dụng cho nhân viên nằm trong phạm vi của Doanh nghiệp.
2. Vai trò của thang lương bảng lương đối với Doanh nghiệp
Xây dựng thang bảng lương đồng nghĩa với việc tạo ra sự minh bạch, công bằng trong hệ thống trả lương. Sự minh bạch của thang bảng lương không chỉ giúp xác định mức lương hợp lý cho từng vị trí mà còn tạo ra cơ hội đàm phán lương công bằng giữa doanh nghiệp và nhân viên.
Qua việc xây dựng thang bảng lương, lãnh đạo doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý chi phí lương một cách hiệu quả, đồng thời tối ưu hóa nguồn lực nhân sự. Thang lương không chỉ là công cụ đánh giá hiệu suất lao động mà còn là động lực mạnh mẽ, khiến nhân viên phấn đấu để đạt được mức lương cao hơn thông qua cống hiến và nỗ lực cá nhân.
Ngoài ra, thang bảng lương giúp doanh nghiệp duy trì tuân thủ với quy định của luật lao động, tránh rủi ro pháp lý. Đồng thời, chúng cũng là công cụ quan trọng trong quá trình nghiên cứu và so sánh mức lương trên thị trường lao động, giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng mức lương của họ cạnh tranh và hấp dẫn đối với nhân sự.
3. Cách xây dựng thang bảng lương mới nhất
Để xây dựng thang bảng lương đáp ứng tiêu chuẩn, doanh nghiệp cần chú ý đến các quy định của pháp luật về thang lương và bảng lương. Việc xây dựng thang bảng lương trở nên cần thiết trong các trường hợp sau đây:
- Các Doanh nghiệp mới thành lập cần thực hiện việc nộp hồ sơ thang bảng lương tới Phòng Lao động Thương binh xã hội tại quận, huyện nơi mà doanh nghiệp hoạt động.
- Trường hợp Doanh nghiệp có sự điều chỉnh về thang bảng lương để nộp.
- Khi có các quy định pháp luật thay đổi đến thang lương, bảng lương, Doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh thang bảng lương đã xây dựng trước đó để đáp ứng các quy định mới của pháp luật.
3.1 Quy định Pháp luật khi xây dựng thang lương, bảng lương
Bảng lương là tài liệu tổng hợp số tiền mà người lao động nhận trong một khoảng thời gian, bao gồm lương cơ bản, tiền thưởng và các khoản phụ cấp. Thang lương là hệ thống quy định giá trị lương theo nhóm và bậc, đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Trong các doanh nghiệp nhà nước, thang bảng lương thường được áp dụng, còn doanh nghiệp tư nhân tuân theo quy định riêng. Xây dựng thang bảng lương dựa trên công việc thực tế và năng lực nhân viên, giúp đảm bảo tuân thủ pháp luật và tạo động lực làm việc. Thường xuyên cập nhật thang bảng lương là cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý chi phí và nhân sự.
Theo Điều 93 của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14, quy định về thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau:
- Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động để tuyển dụng, sử dụng lao động, và thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động.
- Mức lao động phải đảm bảo số lượng người lao động thực hiện được mà không cần kéo dài thời giờ làm việc bình thường, và phải được thử nghiệm trước khi áp dụng chính thức.
- Người sử dụng lao động cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương, và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện. Tính từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không phải nộp thang bảng lương cho Phòng Lao động thương binh Xã hội như trước, thay vào đó chỉ cần xây dựng và công bố thang bảng lương tại nơi làm việc và lưu trữ nội bộ, giải trình khi được yêu cầu.
3.2 Mức lương tối thiểu khi xây dựng thang lương, bảng lương
Khi xây dựng thang bảng lương, cần tuân thủ quy định về mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu, theo quy định tại Điều 91, Bộ luật Lao động 2019. Mức lương này sẽ được điều chỉnh hàng năm dựa trên các yếu tố như mức sống tối thiểu, tương quan với mức lương thị trường, chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, cung cầu lao động, tình hình việc làm, năng suất lao động và khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022, từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng năm 2023 được điều chỉnh tăng so với mức trước đó. Chi tiết như sau:
- Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng (tăng 260.000 đồng/tháng)
- Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng/tháng)
- Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng)
- Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng)
Ngoài ra, Nghị định này cũng bổ sung mức lương tối thiểu giờ theo vùng như sau:
- Vùng I: 22.500 đồng/giờ
- Vùng II: 20.000 đồng/giờ
- Vùng III: 17.500 đồng/giờ
- Vùng IV: 15.600 đồng/giờ
Để xác định địa bàn vùng của doanh nghiệp, có thể tham khảo danh mục địa bàn theo vùng I, II, III, IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Đồng thời, việc áp dụng địa bàn vùng còn phụ thuộc vào nơi hoạt động của người sử dụng lao động (theo Khoản 3, Điều 3, Nghị định 38/2022/NĐ-CP).
4. Tại sao nhiều Doanh nghiệp chưa xây dựng được thang bảng lương?
Việc xây dựng thang bảng lương rất khó và gặp rất nhiều các vấn đề đối với các Doanh nghiệp có quy mô nhân sự lớn. Để xây dựng được thang bảng lương một cách khoa học, đảm bảo công bằng nội bộ, tương quan với bên ngoài cần phải xác định được giá trị công việc của từng vị trí công việc trong doanh nghiệp
Hiểu được điều đó, Học Viện Tư Vấn Doanh Nghiệp PMS có triển khai chương trình tư vấn xây dựng thang bảng lương được dẫn dắt bởi các Chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị nhân sự, giúp Doanh nghiệp có một hệ thống lương bài bản. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý Doanh Nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline tư vấn 0965 845 468 để được hỗ trợ.
Việc xây dựng thang bảng lương là yếu tố quyết định tính minh bạch và công bằng trong quản lý nhân sự. Bằng cách nắm vững quy định và tuân thủ các bước xây dựng thang bảng lương mới nhất, doanh nghiệp không chỉ tối ưu hóa quản lý chi phí lương mà còn tạo động lực và công bằng cho đội ngũ lao động.
Tham khảo một số dự án đã tư vấn về nhân sự của chúng tôi: tại đây
Bài viết liên quan: