Kanban là gì? Một công cụ đơn giản nhưng lại có khả năng biến đổi cách chúng ta làm việc, tạo ra sự linh hoạt và hiệu suất cao hơn. Làm thế nào nó có thể thay đổi cách chúng ta quản lý dự án và sản xuất? Cùng PMS khám phá điều này trong bài viết dưới đây.
1. Thông tin về Kanban
Kanban là một từ tiếng Nhật có nghĩa là “bảng quảng cáo”. Được hiểu là một hệ thống sử dụng thẻ hoặc bảng để theo dõi và quản lý quá trình làm việc hoặc sản xuất.
1.1 Phương pháp Kanban là gì?
Phương pháp Kanban là một phương pháp cụ thể của Kanban. Phương pháp này tuân thủ theo các nguyên tắc cụ thể để quản lý công việc và tối ưu hóa hiệu suất. Ngoài ra, phương pháp này chú trọng vào việc sử dụng thẻ hoặc bảng để tối ưu hóa luồng công việc. Giúp theo dõi quá trình làm việc và cải thiện liên tục.
Thông tin trên thẻ Kanban gồm:
- Tên, mã số các bộ phận chi tiết
- Tên, vị trí nơi sản xuất ra các bộ phận chi tiết đó.
- Tên, vị trí nơi các bộ phận chi tiết sẽ đến.
- Vị trí khu vực tồn trữ
Đọc thêm bài viết liên quan:
- 5s có nghĩa là gì? Yếu tố thành công tạo nên quy trình 5S
- Lợi ích của Kaizen là gì? Áp dụng triết lý Kaizen như thế nào cho hiệu quả?
1.2 Phân loại phương pháp Kanban
Phương pháp Kanban được chia thành 5 loại, bao gồm:
- Kanban sản xuất (Production Kanban): Loại thẻ này dùng để báo cáo cho dây chuyển sản xuất cần sản xuất chi tiết lượng hàng hóa bù vào lượng hàng đã giao đi.
- Kanban vận chuyển (Transport Kanban): Đây là loại thẻ được dùng báo cho công đoạn trước cần chuyển chi tiết, sản phẩm nào cho công đoạn sau.
- Kanban cung ứng (Supplier Kanban): Loại thẻ này báo cho nhà cung ứng cần cung ứng nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm phải giao hàng.
- Kanban tạm thời (Temporaly Kanban): Kanban được ban hành có thời hạn trong trường hợp thiếu hàng.
- Kanban tín hiệu (Signal Kanban): Đây là loại thẻ dùng thông báo kế hoạch cho các công đoạn sản xuất theo lô.
1.3 Nguyên tắc cơ bản của Kanban
4 nguyên tắc cơ bản của Kanban mà bạn cần phải nắm vững:
- Bắt đầu ngay với những gì bạn có: Hãy tận dụng những gì bạn có và khả năng bắt đầu ngay lập tức. Kanban có tính linh hoạt cao mà không cần phá vỡ những gì bạn đã đạt được thành công. Cũng như nhấn mạnh các vấn đề cần giải quyết và giúp bạn đánh giá, lập kế hoạch cho các thay đổi.
- Làm theo quy trình, có vai trò và trách nhiệm: Tôn trọng và làm theo quy trình hiện tại, cũng như vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong đội. Kanban không bắt buộc thay đổi, mà nó là công cụ hỗ trợ để cải thiện từng phần của quy trình.
- Đồng thuận việc thực hiện theo đổi gia tăng và tiến hóa: Thay đổi nên được thực hiện từ từ và theo cách gia tăng. Kanban khuyến khích sự tiến hóa liên tục và đồng thuận việc thay đổi một cách hợp lý.
- Khuyến khích việc lãnh đạo ở mọi cấp bậc: Sự lãnh đạo không chỉ thuộc về cấp quản lý cao cấp. Kanban khuyến khích mọi người tham gia quá trình lãnh đạo bằng cách thúc đẩy tư duy cải tiến và tiến hóa từng phần của công việc.
2. Khi nào nên áp dụng phương pháp Kanban trong sản xuất?
Phương pháp Kanban có thể được áp dụng trong sản xuất khi bạn đối mặt với các tình huống hay mục tiêu sau đây:
2.1 Yêu cầu sản xuất thay đổi thường xuyên
Nếu bạn sản xuất nhiều sản phẩm hoặc dự án với yêu cầu thay đổi thường xuyên, Kanban có thể giúp bạn dễ dàng thích nghi và điều chỉnh quy trình sản xuất mà không gây gián đoạn lớn.
2.2 Tối ưu hóa hiệu suất và lưu lượng
Kanban thường được sử dụng để tối ưu hóa hiệu suất sản xuất và kiểm soát lưu lượng sản phẩm. Nếu bạn muốn giảm thời gian chờ đợi, giảm lãng phí và cải thiện sự linh hoạt, Kanban là một công cụ hữu ích.
2.3 Kiểm soát chất lượng
Nếu bạn cần kiểm soát chất lượng sản phẩm qua từng giai đoạn sản xuất và theo dõi hiệu suất, Kanban cung cấp một cách thức quản lý rõ ràng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
2.4 Quản lý tồn kho
Kanban giúp bạn quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả. Nếu bạn muốn giảm tồn kho không cần thiết và tối ưu hóa lưu trữ, thì đây là một lựa chọn phù hợp.
2.5 Tối ưu hóa dây chuyền sản xuất
Bạn đang muốn tối ưu hóa dây chuyền sản xuất để đảm bảo rằng công việc được thực hiện liền mạch và không có thời gian chờ đợi. Kanban có thể giúp bạn thiết lập quy trình hoạt động hiệu quả hơn.
3. Lợi ích khi áp dụng Kanban trong sản xuất
3.1 Tối ưu hóa hiệu suất sản xuất
Kanban giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất sản xuất bằng cách đảm bảo rằng bạn chỉ sản xuất những sản phẩm hoặc công việc cần thiết và không chậm trễ hoặc quá tải quá trình sản xuất.
3.2 Tăng khả năng linh hoạt
Kanban làm cho quá trình sản xuất trở nên linh hoạt hơn. Bạn có thể thay đổi ưu tiên hoặc thực hiện thay đổi trong quy trình mà không gây gián đoạn toàn bộ quá trình.
3.3 Dễ dàng quản lý
Bằng cách sử dụng thẻ hoặc bảng Kanban, nó đã cung cấp cho bạn một cái nhìn trực quan rõ ràng về trạng thái sản phẩm và quá trình làm việc. Điều này giúp quản lý dễ dàng theo dõi và điều hành sản xuất.
3.4 Kiểm soát chất lượng
Kanban giúp kiểm soát chất lượng bằng cách theo dõi sự tiến triển của sản phẩm qua các giai đoạn. Nếu có sự cố hoặc lỗi xảy ra, bạn có thể phát hiện và khắc phục chúng ngay lập tức, cải thiện chất lượng sản phẩm.
3.5 Tăng sự hài lòng của khách hàng
Nhờ tối ưu hóa quá trình sản xuất và giảm lãng phí, bạn có thể tiết kiệm chi phí sản xuất. Đồng thời, dẫn đến giá cả cạnh tranh cao và tăng sự hài lòng của khách hàng, bởi họ nhận được sản phẩm đúng thời gian và chất lượng cao.
4. Ứng dụng của phương pháp Kanban trong sản xuất
Một nhà máy sản xuất ô tô, trong quá trình sản xuất có nhiều giai đoạn khác nhau, từ lắp ráp khung xe đến lắp ráp động cơ và thiết bị nội thất. Mỗi giai đoạn này đòi hỏi sự chuyên nghiệp và nguyên liệu cụ thể. Nhà máy này đã tiến hành ứng dụng như sau:
- Bảng Kanban: Đối với mỗi giai đoạn sản xuất, có một bảng Kanban riêng. Bảng Kanban cho lắp ráp khung xe, bảng Kanban cho lắp ráp động cơ và bảng Kanban cho thiết bị nội thất.
- Thẻ Kanban: Mỗi ô tô hoặc dự án lắp ráp ô tô được đại diện bằng một thẻ Kanban. Thẻ này có thông tin về kiểu ô tô, số lượng, và các yêu cầu đặc biệt.
- Quản lý lưu lượng sản phẩm: Giới hạn công việc đồng thời được áp dụng cho mỗi giai đoạn sản xuất. Chỉ có một số lượng hạn chế thẻ Kanban cho mỗi giai đoạn. Điều này đảm bảo rằng không có quá nhiều ô tô cùng lúc trong mỗi giai đoạn.
- Luồng công việc: Thẻ Kanban di chuyển qua các giai đoạn sản xuất tùy theo tiến trình. Khi khung xe đã được lắp ráp hoàn tất, thẻ Kanban sẽ di chuyển từ bảng Kanban của giai đoạn lắp ráp khung xe sang bảng Kanban của giai đoạn lắp ráp động cơ.Các giai đoạn khác cũng tương tự.
- Quản lý sản phẩm: Các nhân viên sản xuất và quản lý có thể theo dõi trạng thái của từng ô tô và tiến trình sản xuất thông qua bảng Kanban. Nếu có vấn đề nào đó hoặc cần kiểm tra chất lượng, họ có thể phản ứng ngay lập tức.
- Kiểm soát chất lượng: Mỗi giai đoạn sản xuất đều có quy trình kiểm tra chất lượng. Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu, thẻ Kanban có thể gắn với thông báo lỗi và sản phẩm sẽ được đưa trở lại giai đoạn kiểm tra và sửa chữa.
Trong bài viết này, chúng ta đã khám phá Kanban là gì? Hiểu rõ về cách Kanban hoạt động, phương pháp và ứng dụng nó trong sản xuất một cách hiệu quả. Kanban không chỉ đơn thuần là một phương pháp quản lý công việc, mà còn là một công cụ hữu ích giải quyết các vấn đề và nâng cao hiệu suất một cách hiệu quả.
Bài viết cùng chủ đề:
- SIPOC Diagram là gì? Mục đích sử dụng và cách xây dựng sơ đồ SIPOC
- Hoạt động chính duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể
- Ví dụ về 6 Sigma ứng dụng trong thực tiễn
- Mô hình sản xuất tinh gọn là gì? Mục tiêu của Lean Manufacturing
- Cách xây dựng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện
Bài viết liên quan: