BSC là gì? Tại sao nên áp dụng BSC vào quản trị doanh nghiệp?

Hiện nay có nhiều công cụ hữu ích hỗ trợ việc quản trị doanh nghiệp. Một trong số đó, Balanced Scorecard được ứng dụng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Hãy cùng PMS tìm hiểu BSC là gì ngay dưới đây!

bsc là gì

BSC là gì?

BSC viết tắt “Balanced Scorecard” hay còn gọi là thẻ điểm cân bằng. Hiểu đơn giản, BSC là mô hình quản trị chiến lược dành cho mọi doanh nghiệp. Đây là công cụ giúp doanh nghiệp đo lường và quản lý hoạt động dựa trên 4 khía cạnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi – phát triển.

Mô hình được 2 nhà nghiên cứu Robert S.Kaplan và David P.Norton đề xuất năm 1990. Hai ông đã phát triển ý tưởng dựa trên vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải. Đó là họ thường quản lý doanh nghiệp dựa trên các chỉ số tài chính.

Mô hình BSC - Balanced Scorecard
Mô hình BSC gọi là thẻ điểm cân bằng dùng để quản trị chiến lược

Các chỉ số này chỉ cho biết hoạt động, kết quả trong quá khứ. Tuy nhiên chúng lại không thể dự báo về các hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Thế nên doanh nghiệp không thể đề ra các chính sách, kế hoạch phù hợp, dẫn đến việc thua lỗ.

Cấu trúc mô hình quản trị Balanced Scorecard

Cho đến nay, mô hình BSC – Thẻ điểm cân bằng đã cải tiến thành một hệ thống quản lý cốt lõi. Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) được cấu tạo từ 4 khía cạnh riêng biệt: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi – phát triển. 4 yếu tố này tương quan và bổ trợ lẫn nhau, tạo nên chiến lược phát triển cho doanh nghiệp.

4 khía cạnh của balanced scorecard
4 khía cạnh của Balanced Scorecard

Khía cạnh Tài chính

Đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các số liệu về hiệu suất tài chính. Các chỉ số cơ bản thường thấy như: doanh thu, lợi nhuận ròng, lợi nhuận gộp, dòng tiền lưu động,… Các yếu tố tài chính này cần thời gian thu thập và sự đo lường chính xác. Vì nó phản ánh chân thực nhất tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang ở mức độ nào.

Khía cạnh Khách hàng

Mỗi doanh nghiệp sẽ có riêng cho mình một bức chân dung khách hàng. Mục tiêu kinh doanh chính là mang lại trải nghiệm khách hàng tốt nhất. Đo lường sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp biết được vị thế của mình đang ở đâu trên thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp có thể định vị được tiềm năng phát triển và niềm tin mà khách hàng dành cho thương hiệu.

Khía cạnh Quy trình nội bộ

Dùng để đánh giá mức độ hoàn thiện công việc dựa trên quy trình, hoạt động nội bộ. Ở khía cạnh này sẽ đo lường các chỉ số về chất lượng sản phẩm, sự tối ưu quy trình, tỷ lệ hư hỏng, thời gian thực hiện,… Tất cả yếu tố cấu tạo nên một quy trình sản xuất sẽ được xem xét trong việc đo lường này. Mục đích của hoạt động này nhằm nhìn nhận điểm mạnh – điểm yếu của doanh nghiệp. Qua đó có thể đề ra các chính sách cải tiến hiệu quả.

Khía cạnh Học hỏi – Phát triển

Tập trung vào việc phát triển nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên môn vững. Khía cạnh này quan tâm đến tỷ lệ đào tạo nhân viên, các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo, cũng như tỷ lệ giữ chân người giỏi. Chúng phản ánh doanh nghiệp có thật sự quan tâm đến việc phát triển lâu dài trong tương lai. Yếu tố này còn đánh giá khả năng học hỏi, tinh thần cầu thị của nhân viên. Ngoài ra, còn thể hiện sự đổi mới tích cực của ban lãnh đạo trong việc điều hành doanh nghiệp.

Thẻ điểm cân bằng BSC giúp tổ chức có được cái nhìn khách quan về các khía cạnh của doanh nghiệp. Dựa trên đó có thể xem xét lại hoạt động trong quá khứ và đề ra các chiến lược tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Tầm ảnh hưởng của mô hình quản trị BSC

  • Từ năm 1996, đã có 50% doanh nghiệp trong danh sách Fortune 1000 sử dụng mô hình quản trị BSC.
  • Tạp chí Harvard Business Review đánh giá là Balanced Scorecard một trong 75 ý tưởng có sức ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
  • Hơn 73% doanh nghiệp ghi nhận thẻ điểm cân bằng BSC mang lại sự cải thiện đáng kể trong hiệu quả hoạt động của mình (theo khảo sát toàn cầu của 2GC)
  • Không chỉ trong kinh doanh, BSC còn được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác: giáo dục, sắc đẹp, y tế, chính phủ, phi lợi nhuận,..

Các dữ liệu trên cho thấy, mô hình quản trị BSC đã và đang mang lại lợi ích thực tế cho doanh nghiệp trong hoạt động quản lý. Dù tình hình kinh doanh trên toàn thế giới có thay đổi, nhưng Balanced Scorecard vẫn khẳng định tầm ảnh hưởng của nó trong việc cải thiện hiệu suất và quản lý chiến lược.

Trước và sau khi sử dụng Balanced Scorecard
Trước và sau khi sử dụng Balanced Scorecard

Tại sao nên áp dụng BSC vào quản trị doanh nghiệp?

Hiểu được BSC là gì, chúng ta sẽ biết được tại sao nên áp dụng mô hình quản trị BSC vào quản trị doanh nghiệp:

Cải thiện sự liên kết giữa các chiến lược

Thẻ cân bằng BSC hỗ trợ doanh nghiệp liên kết các mục tiêu trong chiến lược phát triển của mình. Các chiến lược, chính sách cần có sự nhất quán về đường lối nội dung. Chính vì thế, áp dụng BSC vào thực tế giúp doanh nghiệp thống nhất mục tiêu chung, thúc đẩy sự phát triển.

Đánh giá hiệu suất toàn diện

BSC cung cấp hệ thống đo lường toàn diện nên việc đánh giá được diễn ra khách quan, tối ưu. 4 khía cạnh tuy cơ bản nhưng đều quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Dựa vào thẻ điểm cân bằng, ban lãnh đạo có thể hoàn thiện báo cáo doanh nghiệp một cách chi tiết, tổng quan nhất.

hệ thống bsc la gì

Tập trung vào trải nghiệm khách hàng

Dựa vào việc phân tích nhận xét của khách hàng dành cho thương hiệu, doanh nghiệp sẽ có được sự thấu hiểu với khách hàng của mình. Từ đó phát triển các phương án thu hút và giữ chân khách hàng hợp lý, tăng trưởng doanh thu.

Khuyến khích sự đổi mới

Doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động nội bộ nâng cao trình độ nhân viên. Đồng thời cải tiến quy trình, nâng cao năng suất để đáp ứng thị trường luôn biến động.

Hỗ trợ điều chỉnh quy trình

Xác định được các điểm mạnh – yếu trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thay đổi, điều chỉnh quy trình tối ưu hơn. Thông qua đó, đẩy mạnh việc sản xuất/kinh doanh, mang lại sự phát triển bền vững.

Ứng dụng BSC để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp

BSC không chỉ là công cụ đo lường hiệu suất mà còn là phương pháp quản lý, hoạch định chiến lược. Trong thực tế, thẻ cân bằng BSC (Balanced Scorecard) được áp dụng triệt để để tối ưu hóa lợi ích cho doanh nghiệp.

thẻ điểm cân bằng bsc

Bước 1: Thu thập và kiểm soát các dữ liệu

Thu thập và xác định dữ liệu là công việc tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên đây là việc đòi hỏi sự cẩn thận và chỉn chu nhất trong cả quá trình. Số liệu chính xác sẽ phản ánh đúng vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. Số liệu sai lệch sẽ khiến doanh nghiệp đưa ra quyết định sai lầm, ảnh hưởng lớn về sau.

Cần tập hợp các thông tin một cách bài bản, có quy trình nhận – xử lý – phản hồi hợp lý. Từ đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng phân tích và đề xuất phương án toàn diện.

Bước 2: Đặt ra mục tiêu và tầm nhìn cho chiến lược

Mô hình quản lý không hiệu quả là do chưa có mục tiêu phát triển cụ thể. Cần đặt ra mục tiêu ngắn hạn, dài hạn phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh. Mục tiêu phải bám sát thực tế và đảm bảo tính chất SMART để việc triển khai có khả thi. Không nên đặt ra tầm nhìn chiến lược quá xa vời hoặc khó đạt được. Doanh nghiệp cần dựa trên các dữ liệu phân tích để cụ thể hóa mục tiêu, tầm nhìn trong tương lai.

Bước 3: Thiết lập các chỉ số đo lường (KPI)

Muốn việc đo lường mang lại hiệu quả, cần có dữ liệu để đối chiếu trực tiếp. KPI hay còn gọi là chỉ số đo lường là công cụ hỗ trợ cho việc đánh giá này. KPI cũng cần đặt ra dựa trên số liệu cũ, có sự tăng trưởng vừa phải. Nếu chỉ số đo lường quá cao mà không đạt được sẽ dẫn đến tình hình kinh doanh trì trệ, tinh thần nhân viên sa sút.

Bước 4: Triển khai mô hình BSC và theo dõi

Trong quá trình triển khai nên liên tục theo dõi và kết nối các mục tiêu với nhau.Thực hiện các kế hoạch theo từng bước, sử dụng nguồn lực tương ứng. Đồng thời đảm bảo mọi cá nhân đều nắm rõ vai trò của mình trong hệ thống. Ứng dụng BSC vào quản trị doanh nghiệp cần sự quản lý chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc và đảm bảo mục tiêu đã đề ra ban đầu.

Để triển khai BSC hiệu quả cần kết hợp với hệ thống KPI, chính vì thế mà tại PMS đã nghiên cứu, thiết kế và triển khai chương trình tư vấn xây dựng hệ thống KPI theo định dạng BSC cho Doanh nghiệp với mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trên khắp cả nước.

Các doanh nghiệp đã áp dụng BSC thành công

Các doanh nghiệp áp dụng thành công mô hình bsc

Hilton Hotels & Resorts: Thương hiệu toàn cầu cung cấp dịch vụ khách sạn và nghỉ dưỡng.

  • Thành tựu: Cải thiện trải nghiệm khách hàng giúp tăng trưởng doanh thu và thị phần trong ngành lưu trú.
  • Cách thức: Thông qua thu thập, phân tích các chỉ số tỷ lệ khách hàng quay lại, đánh giá của khách hàng và mức độ giới thiệu, doanh nghiệp đã thực hiện thay đổi trải nghiệm của khách hàng. Khách hàng đánh giá Hilton đã mang đến cho họ sự thoải mái như ở nhà dù là đang du lịch. Mô hình quản trị BSC đã được áp dụng để đo lường và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

Apple: Tập đoàn công nghệ đa quốc gia, “ông lớn” trong lĩnh vực đồ dùng công nghệ

  • Thành tựu: Dẫn đầu thị trường công nghệ, trở thành “top of mind” với người dùng và đạt được mức tăng trưởng ấn tượng.
  • Cách thức: Apple đã sử dụng BSC để thu thập ý kiến và trải nghiệm từ khách hàng. Sau đó tập trung vào việc đổi mới sản phẩm, đi đầu xu hướng công nghệ và phát triển vượt bậc so với các đối thủ.

Toyota: Nhà sản xuất ô tô từ Nhật Bản. Công ty lớn thứ 6 trên thế giới tính theo doanh thu (năm 2018)

  • Thành tựu: Nổi tiếng với hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) và chất lượng sản phẩm vượt trội.
  • Cách thức: Sử dụng BSC để tập trung vào việc cân bằng các khía cạnh, liên tục cải tiến quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí. Vừa đo lường, vừa cải tiến giúp Toyota phát triển vượt bậc trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới.

Tóm lại, mô hình quản trị chiến lược BSC hay thẻ điểm cân bằng BSC là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc quản lý chiến lược. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công trong việc cải thiện hệ thống chiến lược. Học viện tư vấn PMS hy vọng với các thông tin hữu ích trên, sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về mô hình BSC (Balanced Scorecard) này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *