FMEA là gì? Hướng dẫn thực hiện FMEA và ứng dụng trong doanh nghiệp

 Bạn có thể tìm hiểu thêm về FMEA là gì thông qua bài viết này. Đây là một công cụ quan trọng trong quản lý chất lượng và quản lý rủi ro. FMEA giúp doanh nghiệp xác định và đối phó với các lỗi sai tiềm ẩn trước khi chúng trở nên phức tạp hơn. Hãy cùng khám phá FMEA là gì và cách thực hiện nó và ứng dụng quan trọng của nó trong doanh nghiệp.

FMEA là gì
Tìm hiểu FMEA và hướng dẫn thực hiện FMEA

1. Khái niệm về FMEA

FMEA – Failure Modes Effects Analytics là một phương pháp quản lý rủi ro và cải thiện chất lượng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Có thể phân tích để hiểu rõ hơn thông qua các từ FMEA:

  • Failure (Lỗi hoặc Sự cố): Điều này đề cập đến các lỗi hoặc sự cố có thể xảy ra trong quy trình sản xuất, sản phẩm, hoặc dự án.
  • Modes (Các hình thức): Là hình thức cụ thể mà lỗi có thể thể hiện ra.
  • Effects (Tác động): Đề cập đến các tác động hoặc hậu quả của các lỗi hoặc sự cố đối với sản phẩm, dự án hoặc quy trình. Điều này bao gồm tất cả những gì có thể xảy ra do lỗi, bao gồm tác động đến hiệu suất, chi phí, chất lượng và sự hài lòng của khách hàng.
  • Analytics (Phân tích): Đề cập đến quá trình phân tích và đánh giá các lỗi và tác động của chúng.

Mục tiêu chính của FMEA là dự đoán và ngăn chặn các lỗi trước khi chúng xảy ra, từ đó giảm thiểu rủi ro và cải thiện chất lượng.

Tìm hiểu ngay: Lean Six Sigma là gì? Mối liên hệ giữa FMEA và Lean 6 Sigma

2. FMEA có bao nhiêu loại?

FMEA có bao nhiêu loại?
FMEA có bao nhiêu loại?

2.1 FMEA thiết kế (Design FMEA, D – FMEA)

FMEA thiết kế tập trung vào việc đánh giá và phân tích các rủi ro liên quan đến thiết kế sản phẩm. Mục tiêu của D – FMEA là xác định các lỗi tiềm ẩn có thể xuất hiện trong thiết kế sản phẩm và đánh giá tác động của chúng lên tính năng, hiệu suất của sản phẩm.

FMEA thiết kế (Design FMEA, D - FMEA)
FMEA thiết kế (Design FMEA, D – FMEA)

Để thực hiện FMEA thiết kế, các công đoạn sau cần được thực hiện một cách khách quan:

  • Đánh giá thuộc tính
  • Xem xét hình dáng bên ngoài
  • Xem xét dung sai và giao diện
  • Xem xét tương tác giữa các hệ thống

2.2 FMEA quy trình (Process FMEA, P – FMEA)

FMEA quy trình tập trung vào việc đánh giá và phân tích các rủi ro liên quan đến quy trình sản xuất, hoạt động hoặc dịch vụ. Mục tiêu của P – FMEA là xác định các lỗi tiềm ẩn có thể xuất hiện trong quy trình và đánh giá tác động của chúng lên chất lượng sản phẩm, hiệu suất và thời gian giao hàng.

FMEA quy trình (Process FMEA, P - FMEA)
FMEA quy trình (Process FMEA, P – FMEA)

Để thực hiện FMEA quy trình, cần đánh giá tổng quan về quy trình được xem xét. Các yếu tố quan trọng cần tập trung vào để xác định các rủi ro bao gồm:

  • Phương pháp áp dụng.
  • Hệ thống đo lường.
  • Máy móc và vật liệu.
  • Yếu tố con người.
  • Yếu tố hiệu suất.

Đọc thêm: 6 sigma trong quản lý chất lượng

3. Hướng dẫn thực hiện FMEA đơn giản với 10 bước

3.1 Xác định quy trình hoặc sản phẩm một cách hiệu quả

Tiến hành xem xét kế hoạch hoặc biểu đồ chi tiết của sản phẩm hoặc quy trình được đánh giá trong quá trình FMEA. TRong trường hợp không có kế hoạch chi tiết hoặc biểu đồ sẵn có, bạn tiến hành tạo một biểu đồ tiến trình để phân tích yếu tố và cấu trúc của hệ thống trước khi bắt đầu quá trình FMEA.

Nếu FMEA được thực hiện cho sản phẩm, bạn cần xem xét các sản phẩm thực tế hoặc một nguyên mẫu của nó. Đối với FMEA áp dụng cho quy trình, bạn cần theo dõi quy trình trong thực tế khi nó diễn ra. Điều quan trọng là tất cả các thành viên FMEA phải có kiến thức và hiểu biết về sản phẩm hoặc quy trình cụ thể mà họ đang xem xét.

Xác định quy trình hoặc sản phẩm một cách hiệu quả
Xác định quy trình hoặc sản phẩm một cách hiệu quả

3.2 Xác định yêu cầu cần đạt được hoặc yêu cầu của quy trình đó

Một điều quan trọng ở bước này là cần xem xét toàn bộ quy trình từ đầu đến cuối, từ đầu vào đến đầu ra. Điều này đòi hỏi bạn phải có kiến thức tổng quan về tất cả các nội dung thành phần của quy trình hoặc sản phẩm. Đồng thời, cần xem xét tất cả các tương tác giữa các yếu tố trong FMEA.

Sau đó, tất cả các chức năng cần được kết nối với nhau để tạo thành một hệ thống mạng lưới chức năng. Điều này là bước quan trọng để chuẩn bị cho việc phân tích lỗi sai trong các bước tiếp theo một cách hiệu quả.

3.3 Lập danh sách tất cả các loại lỗi, vấn đề có thể xuất hiện

Các loại lỗi, vấn đề là việc đề cập đến các tình huống trong sản phẩm hoặc quá trình không tuân thủ theo yêu cầu và sự mong đợi của khách hàng và công ty, dẫn đến việc sản phẩm hoặc quy trình không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Thường được hiểu như là khuyết điểm.

Trong giai đoạn này, bạn cần tập trung để xác định các lỗi tiềm năng có thể xuất hiện trong mỗi chức năng. Các phương pháp như Brainstorming, sử dụng phiếu câu hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp thường được áp dụng để thu thập ý kiến của từng thành viên trong FMEA. Giai đoạn này cần được tiến hành một cách cẩn thận, vì nó có tác động trực tiếp đến các giai đoạn tiếp theo của quá trình FMEA.

 Lập danh sách tất cả các loại lỗi, vấn đề có thể xuất hiện 
Lập danh sách tất cả các loại lỗi, vấn đề có thể xuất hiện

3.4 Xác định tác động của những lỗi, vấn đề này

Tác động của các lỗi sai, vấn đề thường liên quan đến hậu quả mà các lỗi sai đã gây ra đối với khách hàng khi họ tiếp xúc và sử dụng sản phẩm, dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng. Khách hàng này có thể là nội bộ của công ty hoặc là người cuối cùng sử dụng sản phẩm.

Để xác định được tác động của các lỗi sai, vấn đề này, thì thông tin có thể được thu thập thông qua việc kiểm tra các khiếu nại từ phía khách hàng, phân tích dữ liệu bảo hành hoặc dựa trên kinh nghiệm từ các dự án FMEA đã được thực hiện trước đây.

3.5 Đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng lỗi, vấn đề

Mức độ nghiêm trọng của các lỗi sai, vấn đề là sự đo lường của tác động đến khách hàng khi chúng xảy ra. Trong bước này, bạn cần thiết lập một bảng tiêu chí được đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng lỗi sai, vấn đề. Bảng tiêu chí đánh giá thường sử dụng thang điểm từ 1 đến 10 hoặc từ 1 đến 5. Mỗi điểm số sẽ tương ứng với mức độ nghiêm trọng của lỗi sai này, điểm càng tăng thì mức độ nghiêm trọng càng cao.

3.6 Xác định nguyên nhân tạo ra lỗi, vấn đề đó

Khi bạn muốn xác định nguyên nhân gây ra lỗi sai, vấn đề, thì cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Một kiểu lỗi sai, vấn đề có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.
  • Một nguyên nhân dẫn đến các lỗi sai, vấn đề có thể xuất phát từ các lỗi trước đó.
  • Một nguyên nhân lỗi sai, vấn đề có thể bao gồm các yếu tố khác nhau.

3.7 Đánh giá xem lại lỗi, vấn đề có thể xuất hiện một cách thường xuyên

Khả năng để xuất hiện các lỗi sai, vấn đề được đánh giá thông qua tần suất xuất hiện của mỗi kiểu lỗi sai. Tương tự việc đánh giá mức độ nghiêm trọng, để đánh giá khả năng có thể xuất hiện, bận cần thiết lập bảng tiêu chí đánh giá từ 1 đến 10 hoặc từ 1 đến 5 để đạt được sự thống nhất trong quá trình đánh giá. Sau đó các thành viên trong nhóm FMEA đánh giá và chấm điểm độc lập và khả năng xuất hiện các lỗi sai, vấn đề.

3.8 Xác định các biện pháp, giải pháp kiểm soát

Ở bước này các thành viên sẽ tập trung vào việc đưa ra danh sách các biện pháp kiểm soát hiện tại mà công ty đang thực hiện để ngăn ngừa và ngăn chặn sự xuất hiện của các kiểu lỗi sai, vấn đề đã được xác định trước đó.

3.9 Đánh giá khả năng phát hiện lỗi, vấn đề trước khi chúng xảy ra

Bạn cần tiến hành đánh giá khả năng xuất hiện lỗi sai, vấn đề trước khi sản phẩm được gửi đến khách hàng. Điều này dựa trên việc xem xét các biện pháp kiểm soát hiện tại của công ty có khả năng phát hiện lỗi sai hay không và mức độ hiệu quả của chúng. Điều này được đánh giá dựa trên tỷ lệ phát hiện.

Khả năng phát hiện càng cao, thì chỉ số “D” đối với lỗi càng thấp, điều này ngược lại với việc đánh giá tính nghiêm trọng và tần suất xuất hiện. Các đánh giá được thực hiện bởi các thành viên trong dự án FMEA để tăng tính xác thực.

3.10 Tính toán rủi ro RPN và ưu tiên xử lý những lỗi, vấn đề nghiêm trọng

Số rủi ro ưu tiên (RPN) là một yếu tố quan trọng trong FMEA và nó ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn các giải pháp để giảm thiểu hoặc loại bỏ các lỗi sai, vấn đề tiềm ẩn. RPN có thẻ được tính bằng cách nhân ba số dưới đây:

RPN = S x O x D

Trong đó, S là mức độ nghiêm trọng, O là tần suất xuất hiện và D là khả năng phát hiện được tính ở bước trên.

Đọc thêm: Sản xuất tinh gọn là gì? Các nguyên tắc trong Lean Manufacturing

4. Lợi ích của FMEA đối với doanh nghiệp

  • Xác định rõ các điểm và khu vực cần cải thiện trong sản phẩm hoặc quá trình, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
  • Theo dõi và phân tích, đánh giá các lỗi tiềm ẩn trong quá trình thiết kế.
  • Ngăn chọn và dự phòng trước các sự cố có thể xảy ra trong sản xuất và quá trình hoạt động của tổ chức.
  • Tối ưu hóa chức năng của sản phẩm hoặc quá trình.

5. Ứng dụng FMEA trong doanh nghiệp

hướng dẫn thực hiện FMEA
FMEA được ứng dụng vào doanh nghiệp khi nào?

FMEA được ứng dụng khi cần xem xét tất cả các cách mà một quá trình hoặc sản phẩm có thể gặp sự cố. Phương pháp này thường được sử dụng trong các giai đoạn trước hoạch định, kế hoạch sản xuất, và khi triển khai các kế hoạch, dự án thiết kế sản phẩm. Ngoài ra, nó cũng hữu ích trong những trường hợp dưới đây:

  • Khi có sự thay đổi trong hệ thống hiện tại, chẳng hạn như thiết kế, sản phẩm, hoặc quy trình.
  • Khi áp dụng công nghệ mới cho hệ thống, thiết kế, sản phẩm, hoặc quy trình trong bối cảnh hiện tại.
  • Khi muốn cải tiến hệ thống, thiết kế, sản phẩm hoặc quy trình để phù hợp hơn thị trường hiện tại.
  • Khi có phản hồi tiêu cực về hệ thống từ nhân viên, khách hàng hoặc người sử dụng.
  • Khi nhà sản xuất phát hiện vấn đề không mong muốn nào đó.

Trong thị trường biến động và đầy cạnh tranh này, việc sử dụng FMEA có thể giúp doanh nghiệp duy trì sự linh hoạt và đáng tin cậy trong sản phẩm và dịch vụ của họ. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn sâu hơn về FMEA và giá trị của nó trong môi trường ngày nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *