Có thể bạn đã nghe qua thuật ngữ SMED, nhưng lại không biết SMED là gì và có công dụng như thế nào trong doanh nghiệp, bài viết này là dành cho bạn. Hãy cùng khám phá về SMED – một công cụ mạnh mẽ trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, cùng như lợi ích và cách thực hiện SMED hiệu quả.
1. SMED là gì?
SMED là viết tắt của “Single Minute Exchange of Die”, đây là một phương pháp và khái niệm trong quản trị sản xuất. SMED nhấn mạnh vào việc giảm thiểu thời gian chuyển đổi máy móc và thiết bị trong quá trình sản xuất.
SMED được phát triển bởi Shigeo Shingo, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất. Phương pháp này bắt đầu xuất hiện vào những năm 1950 tại Nhật Bản và sau đó được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Mục tiêu chính của SMED là làm cho quá trình chuyển đổi này trở nên nhanh chóng, hiệu quả và linh hoạt hơn, cho phép doanh nghiệp sản xuất đa dạng các sản phẩm mà không cần dùng máy móc quá lâu để thay đổi công cụ, khuôn mẫu hoặc thiết lập máy.
Để việc quản lý máy móc thiết bị sản xuất diễn ra hiệu quả, đúng năng suất hoạt động. Tại Học Viện Tư Vấn Doanh Nghiệp PMS triển khai dịch vụ tư vấn quản lý máy móc thiết bị với tính ứng dụng thực tiễn cao, mang lại sự hiệu quả với điều kiện tại Doanh nghiệp. Nếu quý doanh nghiệp cần tư vấn, hãy liên hệ trực tiếp với PMS qua số Hotline 0965 845 468 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
2. Lợi ích khi triển khai SMED
Triển khai SMED trong quá trình sản xuất có nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt là tạo điều kiện cho sự linh hoạt, tăng năng suất và giảm lãng phí. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng khi triển khai kỹ thuật SMED:
- Giảm thiểu thời gian chuyển đổi của máy móc và thiết bị.
- Tăng năng suất sản xuất sản phẩm.
- Giảm lãng phí sản xuất bằng cách loại bỏ thời gian không cần thiết khi chuyển đổi giữa các sản phẩm.
- Khi có thể thay đổi sản phẩm nhanh chóng và dễ dàng, bạn có khả năng linh hoạt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Giảm thiểu lỗi sản xuất và tiết kiệm chi phí.
- Cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
- Tăng tính cạnh tranh.
3. Khi nào thì áp dụng SMED vào doanh nghiệp
SMED có thể được áp dụng vào doanh nghiệp khi:
- Doanh nghiệp gặp lãng phí thời gian trong quá trình chuyển đổi giữa các sản phẩm hoặc quy trình khác nhau.
- Thời gian chuyển đổi giữa các lô sản phẩm cao làm ảnh hưởng đến hiệu suất và năng suất sản phẩm.
- Chi phí tồn kho tăng lên do phải duy trì lượng lớn sản phẩm dự trữ.
- Sự cạnh tranh cần tối ưu hóa thời gian chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh chóng.
- Để giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
- Cần cải thiện linh hoạt sản xuất và khả năng sản xuất sản phẩm tùy chỉnh.
Đọc thêm: 7 lãng phí trong sản xuất
4. Quy trình 6 bước thực hiện SMED hiệu quả
4.1 Quan sát và đo lường thời gian chuyển đổi
Đầu tiên là quan sát quy trình sản xuất hiện tại và đo lường thời gian chuyển đổi. Điều này giúp hiểu rõ tình trạng hiện tại của doanh nghiệp và xác định mức độ cải tiến cần thiết.
Trong giai đoạn này, quan sát tập trung vào cả yếu tố “con người” và yếu tố “thiết bị”. Để thực hiện bước này, bạn có thể sử dụng bảng theo dõi đơn giản để ghi nhận thông tin về các hoạt động thực hiện trong quy trình chuyển đổi, bao gồm mô tả hoạt động, thời gian thực hiện, sự cố và hoạt động bên trong, bên ngoài. Đồng thời, bạn cũng cần đo thời gian chuyển đổi nhiều lần để xác định thời gian trung bình giữa các lần đo.
4.2 Xác định các thao tác Internal – External Step
Bước tiếp theo của SMED đó là xác định các thao tác của các yếu tố Internal Step và External Step được định nghĩa bên dưới:
- Internal Step: Các bước chỉ được thực hiện khi máy đã dừng
- External Step: Các bước chuyển đổi thực hiện được khi máy vẫn đang chạy.
Sau đó, phân loại chúng thành các thao tác “bên trong” và “bên ngoài” theo màu sắc để quản lý cho các bước tiếp theo.
4.3 C nhiều nhất có thể
Bước này đòi hỏi bạn phải chuyển các thao tác “bên trong” thành các thao tác “bên ngoài” càng nhiều càng tốt, với mục tiêu là loại bỏ các lãng phí như tìm kiếm, di chuyển và thao tác không cần thiết. Bạn cần phân tích tình huống, đánh giá các hoạt động và xác định cơ hội chuyển đổi từ “bên trong” ra “bên ngoài”.
*Ví dụ trực quan về việc chuyển các bước Internal Step thành External Step và bạn có thể thấy thời gian dừng máy (tương đương với thời gian Changeover giảm xuống. Và bạn sẽ sản xuất được nhiều hơn do thơi gian Changeover giảm.
4.4 Rút ngắn thời gian các thao tác bên trong (Ixternal Step)
Sau khi đã chuyển đổi các thao tác từ “bên trong” ra “bên ngoài”, bạn cần tập trung vào việc rút ngắn thời gian của các thao tác “bên trong” để giảm thời gian dừng. Bước này được thực hiện theo các yếu tố “không chọn lựa, không tìm kiếm, không quay qua quay lại.” Bạn cần xác định những thao tác có thể được thực hiện cùng một lúc hoặc đồng thời để giảm thời gian tổng thể của quá trình chuyển đổi.
4.5 Rút ngắn thời gian các thao tác bên ngoài (External Step)
Sau khi cải tiến các thao tác “bên trong”, bạn cần nghiên cứu cách giảm thời gian của các thao tác “bên ngoài”. Mặc dù các thao tác này không trực tiếp giúp giảm thời gian dừng, chúng có tác động quan trọng đến việc rút ngắn thời gian các thao tác “bên trong”. Bước này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thời gian tổng thể và giúp đơn giản hóa công việc cho người làm.
4.6 Chuẩn hóa quy trình và duy trì quy trình mới
Cuối cùng, sau khi thực hiện các cải tiến SMED, bạn cần chuẩn bị hóa quy trình mới và đảm bảo duy trì nó. Điều này đảm bảo rằng quy trình mới được triển khai một cách hiệu quả và sẵn sàng cho quy trình sản xuất hoàn thiện.
Đọc thêm: Quy trình lập kế hoạch và triển khai sản xuất
5. Ví dụ trong việc ứng dụng của SMED vào doanh nghiệp
Dưới đây là một ví dụ về nhà hàng có thực đơn đa dạng từ sáng đến tối và họ đã ứng dụng SMED vào việc này như sau:
- Quan sát và đo thời gian: Nhà hàng quan sát thời gian cần thay đổi từ món ăn của bữa trưa sang bữa tối. Họ đo thời gian từ khi nhân viên bếp dừng việc nấu ăn của bữa trưa đến khi bắt đầu nấu ăn cho bữa tối.
- Xác định các thao tác bên trong và bên ngoài: Nhà hàng xác định rằng có nhiều công việc chỉ có thể thực hiện khi bếp như dọn bếp, làm sạch nồi, chuẩn bị nguyên liệu mới và một số công việc có thể thực hiện khi bếp vẫn hoạt động như nấu ăn cho bữa tối.
- Phân loại các thao tác bên ngoài: Nhà hàng quyết định chuyển một số công việc từ bên trong ra bên ngoài quy trình chuyển đổi. Thay vì dọn bếp sau bữa trưa, họ bắt đầu làm sạch và chuẩn bị sẵn từng phần nguyên liệu cho bữa tối trong thời gian bữa trưa.
- Rút ngắn thời gian các thao tác bên trong và bên ngoài: Nhà hàng tối ưu hóa cách họ làm sạch bếp và chuẩn bị nguyên liệu để tiết kiệm thời gian. Họ cũng sắp xếp lại thứ tự công việc để đảm bảo rằng mọi việc được thực hiện một cách hiệu quả.
- Chuẩn hóa quy trình và duy trì: Cuối cùng nhà hàng đảm bảo rằng tất cả nhân viên được đào tạo về quy trình mới và duy trì quy trình này một cách liên tục. Họ tiếp tục theo dõi và đánh giá quá trình để cải thiện nó theo thời gian
Kết quả là nhà hàng giảm thời gian chuyển đổi giữa các bữa ăn từ một giờ xuống chỉ còn 20 phút. Điều này giúp họ phục vụ nhiều bữa ăn hơn trong một ngày và tối ưu hóa năng suất của nhân viên bếp và phục vụ.
Bài viết liên quan:
- Giải mã CAPA và ứng dụng CAPA trong sản xuất
- Phương pháp quản trị Lean Six Sigma
SMED không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thời gian chuyển đổi mà còn tạo ra những lợi ích đáng kể khác như tăng năng suất, giảm lãng phí, tạo sự linh hoạt trong nhiều lĩnh vực. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã nhiều cái nhìn sâu về vè SMED và cách áp dụng chúng một cách hiệu quả.
Bài viết liên quan: